Kính iPhone hay bị vỡ hơn so với các dòng khác, đâu là nguyên nhân?

(VietQ.vn) - Trong quá trình sử dụng, những chiếc iPhone rất dễ bị nứt, vỡ màn hình hoặc mặt kính ở lưng sau khi va đập hoặc rơi xuống sàn. Điều này có thể lý giải được.
iPhone 13 còn chưa ra mắt, thiết kế của iPhone 14 đã bất ngờ 'xuất đầu lộ diện'
Tính năng liên lạc vệ tinh của iPhone 13 chỉ hoạt động ở vùng không phủ sóng di động
Cảnh báo nghiêm trọng đối với hàng triệu người đang dùng Iphone
Từ dòng iPhone 8 và 8P Plus trở đi, Apple đã trang bị cho chiếc smartphone của mình một thiết kế cao cấp hơn với mặt lưng làm từ kính. Tuy nhiên, đây cũng là nhược điểm lớn, khiến cho người dùng nếu không cẩn thận sẽ rất dễ làm vỡ cả mặt trước lẫn sau, gây mất thẩm mỹ đến máy.

Cuộc cách mạng kính

Nhiều người không thay kính điện thoại vỡ nếu màn hình vẫn nhận cảm ứng bình thường. Ảnh: AFP
Tại sao iPhone dễ bị vỡ kính?
Theo Apple Explained, thống kê cho thấy sửa chữa mặt lưng kính iPhone là dịch vụ phổ biến nhất tại các cửa hàng bán lẻ của Apple. Có tới 1/4 người dùng gặp phải vấn đề này. Câu hỏi đặt ra ở đây là, tại sao các thiết bị này lại dễ vỡ đến vậy?
Chất liệu kính có một ưu điểm là có thể hạn chế được những xết trầy xước trên bề mặt màn hình và cứng hơn so với nhựa. Nhưng đổi lại, chúng cũng giòn hơn nhiều nên dễ vỡ hơn. Tuy nhiên, vẫn có những lý do khác khiến cho iPhone dễ vỡ hơn các thiết bị Android.

Theo Apple Explained, phần lớn nhà sản xuất điện thoại thông minh đều sử dụng kính cường lực Gorilla Glass của Corning. Đồng thời kết hợp công nghệ của riêng họ để làm cho kính ít dễ vỡ hơn và hầu hết đều có 1 lớp nhựa giống như kính cường lực tích hợp giúp làm tăng độ dày lẫn độ bền. Thế nhưng Apple không muốn điều này.
Mặt khác, trên hầu hết các mẫu iPhone, mặt kính trước thường tràn đến các góc và chúng hơi cong một chút. Nên khi điện thoại rơi xuống, mặt kính sẽ chạm đất đầu tiên và làm cho nó bị nứt. Apple đã cố khắc phục tình trạng này bằng cách chế tạo màn hình kính sapphire cho iPhone từ 2014. Tuy nhiên công ty đối tác làm cho Táo khuyết đã phá sản.
Còn mặt kính sau thì không có tính năng bảo vệ. Nên nếu bạn không dùng ốp, mặt lưng khi rơi chắc chắn sẽ vỡ.
Nhưng dùng ốp giúp bảo vệ điện thoại kính khỏi vỡ nhưng cũng phá hỏng mục đích ra đời của sản phẩm: phô trương cái đẹp. Điều này giống như mua một chiếc xe Ferrari mới rồi lúc nào cũng phủ bạt, kể cả khi đang lái ngoài đường.
Cái ốp lưng bằng cao su hay nhựa cũng là nơi “chôn” vẻ đẹp của lớp kính cong mà nhà sản xuất đã cố công nghiên cứu, áp dụng. Có khoảng 80% chủ nhân điện thoại dùng ốp bảo vệ máy. Sau tất cả, các nhà sản xuất kính cho smartphone, hãng chuyên làm phụ kiện mới là kẻ có lợi, còn người dùng vừa tốn thêm tiền, vừa đánh mất phong cách và vẻ đẹp của thiết bị mình đang sở hữu.

Ngoài ra, trên hầu hết các mẫu iPhone, mặt kính trước thường tràn đến các góc và hơi cong một chút. Khi điện thoại rơi xuống, mặt kính sẽ chạm đất đầu tiên và làm cho nó bị nứt. Táo khuyết đã cố khắc phục tình trạng này bằng cách chế tạo màn hình kính sapphire cho iPhone từ 2014. Tuy nhiên công ty đối tác làm cho Táo khuyết đã phá sản.
Còn mặt kính sau thì không có tính năng bảo vệ nên nếu không dùng ốp, mặt lưng khi rơi chắc chắn sẽ vỡ, qua đó không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ, chất lượng mà còn khiến iPhone của bạn trở nên mất giá.
Chính vì vậy, hãy dán cường lực và đeo ốp đầy đủ nếu bạn không đủ tự tin sẽ không bao giờ tuột tay hay để làm rơi điện thoại của mình.
Ngọc Mai (t/h)