Kinh nghiệm lái xe đường dài an toàn nhất

author 07:45 24/01/2016

(VietQ.vn) - Kinh nghiệm lái xe đường dài an toàn nhất bao gồm tư thế ngồi lái xe đúng, chú ý các tín hiệu giao thông, chuẩn bị đầy đủ các đồ dùng cần thiết...

Gần đến Tết Nguyên đán Bính Thân 2016 cũng là lúc nhiều người phải về quê hoặc có những chuyến đi xa buộc phải lái xe đường dài. Để có thể hoàn thành tốt chuyến đi của mình, người lái xe cần trang bị một số kinh nghiệm lái xe đường dài an toàn nhất như tư thế ngồi lái xe đúng, chú ý các tín hiệu giao thông, chuẩn bị đầy đủ các đồ dùng cần thiết...Theo các chuyên gia, từ việc ngồi, cầm vô lăng, tư thế, tác phong, tâm lý…. đều tác động rất lớn tới người lái xe, bảo đảm an toàn trên cung đường. Do đó, trước khi bắt đầu chuyến đi xa của mình, người lái xe hãy nắm vững một số kinh nghiệm lái xe đường dài an toàn nhất theo tư vấn của Cục Cảnh sát Giao thông, Bộ Công an như sau:

Kinh nghiệm lái xe đường dài an toàn nhất

Theo tư vấn về kinh nghiệm lái xe đường dài an toàn nhất của Cục Cảnh sát giao thông, tư thế lái xe trên là chuẩn nhất

1.Tư thế ngồi lái xe

Khi ngồi sau vô-lăng phải thực sự thoải mái với tư thế đã chọn, chỉ cần ngồi thoải mái cũng đã góp phần rất lớn trong việc lái xe an toàn.

2. Nhai những loại kẹo sing – gum

Nhai những loại kẹo sing – gum trong miệng cũng khá là hữu hiệu trong việc giúp tỉnh táo hơn khi lái xe, giảm tình trạng ngủ ngật hay mất tập trung

3.Trang bị đầy đủ dụng cụ

Trang bị đầy đủ dụng cụ như nước uống, khăn ướt, tai nghe bluetooth, dụng cụ sơ cứu, thuốc men nếu có tiền sử bệnh tim mạch, hô hấp…

4. Chú ý tín hiệu giao thông

Đặc biệt là bạn muốn chạy trên đường cao tốc thì phải thật sự chú ý tín hiệu giao thông của các xe khác nếu không bạn sẽ có nguy cơ để xảy ra tai nạn đó.

Ngoài ra nếu thực sự không thể tỉnh táo được thì hãy tấp ngay vào quán nước để uống nước hoặc ngủ khoảng 15 – 30 phút.  Ngủ gật đã gây ra quá nhiều vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng, theo nghiên cứu có 20% vụ tai nạn giao thông là do tài xế ngủ gật.

5. Bình tĩnh xử lý khi gặp tai nạn

Đặc biệt, khi bạn thấy tai nạn giao thông nên giảm tốc độ để chờ khi lưu thông, chú ý quan sát mọi hướng, sau đó mới có thể tiếp tục di chuyển với tốc độ nhanh lại.

Nếu không may xảy va chạm với xe khác thì nên giải quyết bằng lời nói, tránh mọi hành vi kích động có thể dẫn tới đánh nhau vì khi tham gia đường dài, rất khó có thể nói trước được điều gì có thể xảy ra khi va chạm.

6. Kiểm tra xe và thời tiết trước khi bắt đầu hành trình:

Thời tiết: Xem tin tức thời tiết và kết hợp với việc quan sát thực tế. Trời miền bắc chắc chắn sẽ lạnh, nhưng xem có mưa hay không. Mưa phùn làm đường trơn, tầm nhìn hạn chế. Nghĩa là lái xe phải cẩn trọng hơn trong mọi tình huống.

Xe: Nếu xe riêng của gia đình, trước Tết nên cho vào xưởng kiểm tra bình ắc-quy, lốp, phanh...Nếu xe thuê tự lái, nên bảo chủ cửa hàng kiểm tra giúp những điều đó, nhất là bình ắc-quy, lốp cùng hệ thống phanh. Tránh chuyện giữa đường nghỉ ngơi tí, xong đề không nổ do hết điện hay xịt lốp bởi những ngày giáp Tết khó kiếm chỗ sửa và gọi cứu hộ.

Sáng dậy, lái xe nên đi vòng quanh xe, nhìn 4 cái lốp xem có căng không (nếu chưa quen thì nên nhờ ai đó hoặc chỗ thuê xe), ta-lông lốp ở mức độ nào, 4 bánh có mòn ta-lông đều nhau không. Sau đó mở nắp ca-pô đằng trước, kiểm tra đổ nước mát và nước rửa kính đầy đủ nhé.

Tốt nhất nên tự chạy một đoạn và thử phanh. Từ việc thử rà phanh cho đến phanh gấp để biết phanh xe ở mức độ nào, sâu hay nông, có tốt hay không tốt và có trục trặc gì không. Nếu không biết được điều đó, đi đường phanh không theo ý muốn sẽ làm người lái xe bị bối rối.

Kết hợp thử phanh thì thử côn (ly hợp) luôn (nếu là xe số sàn). Xem côn có "ngọt"? Có dắt số khó vào không. Làm thế để dọc đường chủ động và biết về tật của xe.

Kiểm tra vật dụng. Bộ phụ tùng, lốp dự phòng, có thể có thêm mấy đoạn dây điện và đèn pin. Nên biết cách thay lốp dự phòng. Vật dụng cá nhân như nước, đĩa nhạc, giấy vệ sinh, túi nilon...đồ ăn dọc đường...

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang