Mỹ phát hiện ô nhiễm không khí từ khí thải nông nghiệp liên quan tới trí nhớ kém ở trẻ em
Nhật Bản đề xuất tiêu chuẩn mới cho dịch vụ máy bay không người lái
Bất động sản Hà Nội cất cánh với điểm nóng mới
Thông tin bột ngọt Meizan bị thu hồi tại một số siêu thị: Công ty Nam Dương nói gì ?
Một nghiên cứu mới với sự tham gia của 8.500 trẻ em từ khắp nơi trên nước Mỹ đã tiết lộ một dạng ô nhiễm không khí, chủ yếu là sản phẩm từ khí thải nông nghiệp có liên quan đến khả năng học tập và ghi nhớ kém ở trẻ 9 và 10 tuổi.
Theo Neuroscience News, thành phần cụ thể của ô nhiễm hạt bụi mịn, hay PM2.5 là amoni nitrat được cho là tăng nguy cơ mắc bệnh Alzheimer và chứng mất trí nhớ ở người lớn. Điều này cho thấy PM2.5 trong không khí có thể gây hại cho chức năng nhận thức thần kinh suốt đời.
Amoni nitrat được hình thành khi khí amoniac và axit nitric, sản phẩm của hoạt động nông nghiệp và đốt nhiên liệu hóa thạch, tương tác trong khí quyển. Những phát hiện này được công bố trên tạp chí Environmental Health Perspectives.
Tác giả chính Megan Herting, giáo sư tại Trường Y Keck thuộc Đại học Nam California cho biết: "Nghiên cứu của chúng tôi nhấn mạnh sự cần thiết của các nghiên cứu chi tiết hơn về nguồn gốc và thành phần hóa học của các hạt bụi. Điều đó cho thấy việc hiểu rõ các chi tiết này là rất quan trọng để đưa ra quy định về chất lượng không khí và hiểu rõ tác động lâu dài đến nhận thức thần kinh".
Vài năm gần đây, Herting đã làm việc với dữ liệu từ nghiên cứu não bộ lớn nhất trên toàn nước Mỹ, được gọi là Nghiên cứu Phát triển nhận thức não bộ thanh thiếu niên (ABCD), để hiểu cách PM2.5 có thể ảnh hưởng đến não.
Ô nhiễm không khí có thể ảnh hưởng tới sức khỏe và trí nhớ trẻ em. (Ảnh minh họa)
PM2.5 - một chỉ số quan trọng về chất lượng không khí là hỗn hợp của bụi, bồ hóng, hợp chất hữu cơ và kim loại có kích thước hạt nhỏ hơn 2,5 micromet đường kính. PM2.5 có thể gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Đốt nhiên liệu hóa thạch là một trong những nguồn PM2.5 lớn nhất, đặc biệt ở khu vực đô thị, nhưng các nguồn khác như cháy rừng, nông nghiệp và phản ứng hóa học cũng đóng vai trò quan trọng.
Năm 2020, Herting và đồng nghiệp đã công bố một bài báo trong đó họ xem xét PM2.5 nói chung và tác động tiềm ẩn của nó đối với nhận thức ở trẻ em, nhưng không tìm thấy mối liên hệ nào. Trong nghiên cứu họ đã sử dụng các kỹ thuật thống kê đặc biệt để xem xét 15 thành phần hóa học của PM2.5 và nguồn gốc của chúng. Lúc đó, amoni nitrat - thường là kết quả của các hoạt động nông nghiệp và chăn nuôi đã nổi lên như một nguyên nhân chính.
Dù là riêng lẻ hay cùng với chất ô nhiễm khác, phát hiện mạnh mẽ nhất là các hạt amoni nitrat có liên quan đến khả năng học tập và trí nhớ kém hơn. Điều này cho thấy rằng tổng thể PM2.5 là một yếu tố, nhưng đối với nhận thức, nó là sự kết hợp của các tác động từ những gì bạn tiếp xúc.
Trong dự án tiếp theo, các nhà nghiên cứu hy vọng sẽ tìm hiểu cách các hỗn hợp và nguồn gốc này có thể ảnh hưởng đến cá nhân khác biệt trong các kiểu hình não bộ, trong quá trình phát triển của trẻ em và thanh thiếu niên.
Nói tới tình trạng ô nhiễm không khí, một cuộc khảo sát thường niên của Công ty Công nghệ của Thụy Sĩ IQAir đã xếp Việt Nam là quốc gia ô nhiễm cao thứ 2 trong khu vực ASEAN và có chất lượng không khí kém thứ 22 trên toàn cầu. Hà Nội được xếp hạng thành phố ô nhiễm thứ 8 trên thế giới.
Số liệu thống kê ô nhiễm không khí mới nhất vẽ nên một bức tranh đáng lo ngại. Trong tháng 3/2024, người dân Hà Nội chỉ trải qua một ngày có chất lượng không khí ở mức “vừa phải”, không có ngày nào chất lượng không khí ở mức “tốt”. Ô nhiễm không khí quay trở lại mức trước đại dịch vào năm 2023, khi Việt Nam chứng kiến mức độ các hạt bụi mịn PM2.5 có hại trong không khí mà tất cả chúng ta đều hít thở tăng 9%. Trung bình vào năm 2023, chỉ số PM2.5 của Việt Nam cao gấp gần sáu lần mức khuyến nghị của WHO.
Chất lượng không khí kém là nguy cơ lớn đối với sức khỏe ở Việt Nam và trên toàn cầu. Hạt vật chất hay bụi mịn PM (các hạt mịn chứa nhiều chất ô nhiễm và độc tố khác nhau) xâm nhập sâu vào phổi và hệ thống tim mạch của con người. Tất cả chúng ta đều biết về nguy cơ sức khỏe khi hút thuốc lá nguy cơ sức khỏe khi tiếp xúc với mức độ ô nhiễm không khí cao cũng tương tự như vậy. Những ảnh hưởng đến sức khỏe trong ngắn hạn bao gồm chứng khó thở, nhiễm trùng đường hô hấp và làm trầm trọng thêm tình trạng đã có từ trước như bệnh hen.
Những nguy cơ về sức khỏe về lâu dài do tiếp xúc với ô nhiễm không khí kéo dài bao gồm đột quỵ, bệnh tim, ung thư phổi và bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính.
An Dương (T/h)