Những món giải nhiệt mùa hè không tốt cho tiêu hóa người dùng cần lưu ý

author 06:30 28/05/2023

(VietQ.vn) - Uống nhiều nước đá, bia lạnh, ăn kem… có thể gây hại cho hệ tiêu hóa, nhất là vào những ngày thời tiết nắng nóng.

Cà phê

Cà phê dường như đã trở thành một phần trong thói quen hàng ngày của một số người. Tuy nhiên, đồ uống chứa caffein này là một chất lợi tiểu, sẽ khiến bạn khát nước. Hơn nữa, caffein trong cà phê làm tăng lưu lượng máu đến thận, khiến người dùng thải ra nhiều nước hơn dẫn đến đi tiểu thường xuyên và có thể gây mất nước.

Caffein trong cà phê làm tăng lưu lượng máu đến thận, khiến người dùng thải ra nhiều nước hơn dẫn đến đi tiểu thường xuyên và có thể gây mất nước. Ảnh minh họa

Rượu

Rượu làm tăng nhiệt độ cơ thể ngay lập tức, chỉ với một hoặc hai ly. Ngoài ra, rượu cũng sẽ làm trầm trọng thêm tình trạng mất nước trong mùa hè và làm suy giảm hệ thống miễn dịch khiến bạn dễ mắc một số bệnh. Do đó, bạn nên tránh rượu trong mùa hè để giữa cho cơ thể khỏe mạnh.

Thức ăn nhiều dầu

Thức ăn có chứa dầu như đồ chiên rán được coi là không tốt cho sức khỏe vì chúng gây ra một số bệnh nghiêm trọng. Thức ăn nhiều dầu mỡ là thực phẩm gây nóng nên tránh ăn vào mùa hè, vì chúng làm tăng thân nhiệt và giảm khả năng miễn dịch của cơ thể.

Các sản phẩm từ sữa

Nếu bạn muốn nhâm nhi ly sữa lắc đặc và lạnh để giải nhiệt vào mùa hè này, thì tốt nhất bạn không nên làm điều đó thường xuyên. Điều này là bởi các sản phẩm từ sữa cũng gây nóng và có thể gây ra một số bệnh trong mùa hè. Các sản phẩm từ sữa như bơ, pho mát, sữa đông... sẽ trải qua quá trình lên men bất thường trong dạ dày do nhiệt độ cơ thể và gây ra chứng khó tiêu.

 Các sản phẩm từ sữa như bơ, pho mát, sữa đông... sẽ trải qua quá trình lên men bất thường trong dạ dày do nhiệt độ cơ thể và gây ra chứng khó tiêu. Ảnh minh họa

Trái cây khô

Các loại trái cây khô, chẳng hạn như chà là, nho khô, mơ khô, v.v., rất tốt cho sức khỏe, vì chúng chứa nhiều chất dinh dưỡng mạnh mẽ. Tuy nhiên, trái cây khô cũng là những thực phẩm gây nóng nên tránh trong mùa hè. Trái cây khô có khả năng làm tăng nhiệt độ cơ thể và khiến bạn cảm thấy khó chịu và mệt mỏi.

Xoài

Điều này có thể khiến nhiều người thất vọng, vì mùa hè cũng là mùa xoài. Loại trái cây theo mùa này được trồng nhiều trong mùa hè và được rất nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, thực tế là xoài cũng làm tăng nhiệt cơ thể và làm phát sinh một số triệu chứng và bệnh không mong muốn trong mùa hè như tiêu chảy, đau bụng, đau đầu... Do vậy, bạn hãy cân nhắc cẩn thận trong việc tiêu thụ xoài trong mùa hè này.

Thịt nướng

Thịt nướng là một món ăn hấp dẫn đối với rất nhiều người. Tuy nhiên, thịt nướng được làm chín ở nhiệt độ cao và khi kết hợp với nhiệt độ cao trong môi trường mùa hè sẽ làm tăng lượng chất gây ung thư của thịt nướng và tăng nguy cơ phát triển ung thư. Không chỉ vậy, loại thực phẩm này còn làm tăng nhiệt độ cơ thể khiến bạn khó chịu. Đây chăc chắn là loại thực phẩm nên tránh trong mùa hè để đảm bảo sức khỏe.

Nước xốt và thực phẩm chế biến

Hầu hết nước xốt và các loại thực phẩm chế biến tương tự như nước xốt salad đều chứa nhiều muối, chất bảo quản và hương liệu nhân tạo như bột ngọt. Khi được tiêu thụ hàng ngày, các loại thực phẩm này làm tăng nhiệt cơ thể và khiến bạn cảm thấy mệt mỏi, đầy hơi và uể oải.

Ăn kem

Kem là món ăn phổ biến và được nhiều người, nhất là trẻ em yêu thích. Tuy nhiên, ăn quá nhiều kem khi nắng nóng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe. Đa phần, kem chứa hàm lượng dinh dưỡng cao, nhiều đường và chất béo, nhất là cholesterol. Mặc dù, ăn kem tạo cảm giác giảm nhiệt độ tức thời, nhưng thực tế món này có thể gây nóng hơn do thường chứa nhiều đường. Ăn nhiều kem có thể làm tăng cholesterol trong máu, gây rối loạn mỡ máu, tăng nguy cơ mắc bệnh tim, tiêu đường, béo phì và đột quỵ.

Ăn kem tạo cảm giác giảm nhiệt độ tức thời, nhưng thực tế món này có thể gây nóng hơn do thường chứa nhiều đường. Ảnh minh họa

Ăn kem lạnh còn có thể gây co thắt ruột, khó tiêu, táo bón. Mặt khác, nếu món ăn không được chế biến, bảo quản đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm có thể khiến người ăn dễ rối loạn tiêu hóa, nhiễm trùng do các vi khuẩn như tả, lỵ, thương hàn... Theo các bác sĩ, mọi người không nên ăn kem quá nhiều, không nên ăn vào sáng sớm lúc dạ dày trống, sau bữa ăn và trước khi đi ngủ để hạn chế những tác hại cho tiêu hóa và các cơ quan khác. Nên chọn các loại kem ít đường, ít chất béo bão hòa và đảm bảo thành phần nguyên liệu an toàn hoặc có thể tự làm kem từ trái cây, sữa ít chất béo. Bạn cũng có thể lựa chọn các thực phẩm khác để giải nhiệt như sữa chua...

Uống bia

Uống bia vào những ngày nắng giúp cơ thể sảng khoái và giải khát. Bia có chứa nhiều axit amino, vitamin B1, B2, B6; nhưng không cung cấp nước cần thiết khi khát mà chứa chất lợi tiểu, gây mất nước nhiều hơn. Bia còn cung cấp năng lượng rỗng không có lợi cho sức khỏe. Thói quen uống bia giải nhiệt vào mùa hè có thể khiến bạn bị chướng bụng, đầy hơi... Khi thân nhiệt cao, uống bia với đá lạnh có thể khiến cơ thể bị sốc nhiệt, kích thích nội tiết tố tuyến thượng thận gây khô miệng, loãng máu, tăng nhịp tim... Lạm dụng thức uống có cồn này còn làm tăng nguy cơ mắc bệnh dạ dày với triệu chứng ợ nóng, viêm loét. Lượng cồn trong máu tăng lên làm cho gan không kịp thải độc, dẫn đến mắc các bệnh về gan như xơ gan, gan nhiễm mỡ, viêm gan do rượu...

Bia cung cấp năng lượng rỗng không có lợi cho sức khỏe. Ảnh minh họa

Những ngày hè nắng nóng, người uống bia nhiều dễ bị mệt mỏi, uể oải. Bạn có thể giúp cơ thể thích nghi với thời tiết bằng cách tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa như chia nhỏ bữa ăn, ăn nhiều rau xanh, trái cây, uống đủ nước, tập thể dục điều độ. Những người gặp bị chóng mặt, mệt mỏi, đầy hơi, chướng bụng nhưng điều chỉnh thói quen ăn uống, sinh hoạt không cải thiện thì nên đến cơ sở y tế thăm khám.

Uống nước lạnh

Uống quá nhiều nước lạnh, nước đá có thể làm co thắt dạ dày, nhất là uống sau bữa ăn có thể khiến cho thức ăn khó tiêu hóa hơn. Thức uống lạnh có thể làm co thắt ruột và đông cứng thức ăn dẫn đến táo bón. Mức nhiệt của cơ thể ở khoảng 37 độ C. Khi chúng ta uống nước lạnh, nước đá khiến cơ thể phải hoạt động nhiều hơn để duy trì nhiệt độ bình thường. Ngoài các vấn đề tiêu hóa, uống quá nhiều nước lạnh có thể ảnh hưởng đến các bệnh lý về mũi, xoang hoặc đau họng. Đây có thể là hậu quả của sự tích tụ chất nhầy trong niêm mạc đường hô hấp, gây tắc nghẽn, dễ làm tăng nguy cơ nhiễm trùng. Theo các bác sĩ, mọi người chỉ nên uống nước ở nhiệt độ bình thường hàng ngày ngay cả khi trời nóng để tránh gặp phải các vấn đề về sức khỏe.

Khánh Mai (t/h)

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang