Phát triển công nghệ là cách để đảm bảo sự phục hồi kinh tế

author 06:51 27/11/2021

(VietQ.vn) - Việc bảo đảm an ninh, an toàn mạng, đầu tư vào ICT là giải pháp quan trọng để các chính phủ đẩy nhanh chương trình số hóa.

Dự kiến đến năm 2025, sẽ có 40 tỷ thiết bị thông minh cá nhân được sử dụng với hơn 100 tỷ kết nối. Các công nghệ thông minh sẽ phủ sóng ở mọi ngành: 85% ứng dụng doanh nghiệp sẽ được chuyển vào đám mây vào năm 2025 và việc áp dụng trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ đạt 86%. Khi đó, công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) sẽ là nền tảng chính cho cả quá trình chuyển đổi số thông minh.

Đầu tư vào ICT là giải pháp quan trọng để đẩy nhanh chương trình số hoá, tuy nhiên, việc gia tăng hàng trăm tỷ kết nối, chia sẻ thông tin rộng rãi và chuỗi cung ứng được toàn cầu hóa khiến việc bảo vệ an ninh mạng và quyền riêng tư của cá nhân trở thành một thách thức lớn, và là điều quan trọng sống còn của mọi quốc gia, mọi công ty và mọi cá nhân.

 An ninh mạng là công cụ đáng tin cậy bảo đảm sự phục hồi kinh tế trong quá trình số hoá

Việc tăng cường an ninh mạng tốt nhất là thông qua sự hợp tác chặt chẽ với các chính phủ, công ty, tổ chức và người dùng để cùng xây dựng một môi trường tin cậy và minh bạch. Sự hợp tác là “mã bảo mật” đáng tin cậy nhất, là bức tường lửa tốt nhất để có một hệ sinh thái công nghệ lành mạnh cho tất cả chúng ta.

Theo đó, việc đầu tư vào cơ sở hạ tầng ICT, hợp tác với các đơn vị tư nhân; xây dựng những chính sách cởi mở thúc đẩy phát triển ngành; thúc đẩy phát triển hệ sinh thái sử dụng đám mây với độ nhạy dữ liệu và độ bảo mật cao; cân bằng giữa chính sách dữ liệu mở với quyền riêng tư cũng như chủ quyền kỹ thuật số; cung cấp các nguồn lực (tài chính và phi tài chính) cần thiết để đạt được kết quả số hóa.

Hiện nay, khoa học và công nghệ đang có vai trò to lớn trong việc hình thành nền “kinh tế tri thức-kinh tế số” và “xã hội thông tin” , phát triển hàm lượng trí tuệ cao trong sản xuất, dịch vụ và quản lý ở tất cả các quốc gia. Vì vậy, đầu tư cho khoa học và công nghệ là đầu tư cơ bản để phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, là loại đầu tư ngắn nhất và tiết kiệm nhất để hiện đại hóa nền sản xuất xã hội và hiện đại hóa dân tộc.

Cuộc chạy đua phát triển kinh tế - xã hội trên thế giới hiện nay thực chất là cuộc chạy đua về khoa học và công nghệ, chạy đua nâng cao chất lượng và hiệu quả lao động trên cơ sở hiện đại hóa nguồn nhân lực. Hiện nay khoa học và công nghệ giữ vai trò then chốt trong việc phát triển lực lượng sản xuất hiện đại, bảo vệ tài nguyên và môi trường, nâng cao các yếu tố năng suất, chất lượng, hiệu qủa, tốc độ phát triển và sức cạnh tranh của nền kinh tế.

Khoa học kỹ thuật và công nghệ đã đóng góp tích cực vào việc nâng cao năng suất, chất lượng hàng hóa và dịch vụ; cải thiện năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và nền kinh tế; một số lĩnh vực đã tiếp cận trình độ tiên tiến khu vực và thế giới. Tiềm lực khoa học và công nghệ được nâng lên. Quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ từng bước được đổi mới. Hệ thống pháp luật về khoa học và công nghệ được chú trọng hoàn thiện.

Hơn nữa, thị trường khoa học và công nghệ đã được hình thành và bước đầu phát huy tác dụng. Hợp tác quốc tế được đẩy mạnh và chủ động hơn trong một số lĩnh vực, góp phần nâng cao năng lực, trình độ khoa học và công nghệ trong nước.

Có thể thấy, việc chính phủ triển khai địa phương hoá dữ liệu quốc gia sẽ mang lại nhiều lợi ích về quyền riêng tư của công dân, bảo đảm an ninh mạng, bảo đảm quyền tự chủ quốc gia, truy cập an toàn vào những hạng mục pháp luật, xây dựng bộ khung pháp lý để các nhà đầu tư địa phương mở rộng quy mô, gia tăng nguồn vốn FDI cũng như tăng việc làm, phát triển nền kinh tế số quốc gia.

Hoài Thương (t/h)

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang