QCVN 7:2011/BKHCN về thép làm cốt bê tông có gì đáng chú ý?

author 13:49 20/04/2022

(VietQ.vn) - Thép làm cốt bê tông là nhóm thép không thể thiếu trong thi công xây dựng. Chất lượng thép làm cốt bê tông là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến độ an toàn và chất lượng công trình, do vậy việc ban hành quy chuẩn quốc gia đối với sản phẩm thép cốt bê tông là rất cần thiết.

Hiện nay, tốc độ đô thị hoá rất nhanh tại các thành phố lớn kéo theo nhu cầu sử dụng thép làm cốt bê tông tăng cao. Thép làm cốt bê tông là nhóm thép không thể thiếu trong thi công xây dựng, chất lượng thép là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến độ an toàn và chất lượng công trình. Từ yêu cầu quan trọng đó, Bộ Khoa học Công nghệ đã ban hành QCVN 7:2011/BKHCN Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thép cốt bê tông.

Quy chuẩn QCVN 7:2011/BKHCN quy định mức giới hạn yêu cầu kỹ thuật đối với các loại thép cốt bê tông, thép cốt bê tông dự ứng lực và thép cốt bê tông phủ epoxy. Các yêu cầu quản lý chất lượng đối với thép làm cốt bê tông sản xuất trong nước, nhập khẩu và lưu thông trên thị trường. Quy chuẩn này không áp dụng đối với thép làm cốt bê tông là thép hình, thép mạ và thép cốt bê tông sợi hỗn hợp phân tán.

Trong quy chuẩn QCVN 7:2011/BKHCN yêu cầu thép cốt bê tông dự ứng lực có hình dạng bề mặt, kích thước, khối lượng 1 m dài và sai lệch cho phép, tính chất cơ học của thép cốt bê tông dự ứng lực theo các quy định của TCVN 6284:1997 (ISO 6934:1991). Với thép cốt bê tông phủ epoxy có hình dạng bề mặt, kích thước, khối lượng 1m dài và sai lệch cho phép, tính chất cơ học của thép cốt bê tông phủ epoxy theo các quy định của: TCVN 7934:2009 (ISO 14654:1999); TCVN 7935:2009 (ISO 14655:1999).

Bộ KH&CN yêu cầu trong trường hợp thép làm cốt bê tông nhập khẩu và sản xuất trong nước theo tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực, tiêu chuẩn quốc gia nước ngoài và tiêu chuẩn ASTM thì các yêu cầu về hình dạng bề mặt, kích thước, khối lượng 1m dài và sai lệch cho phép, mác, tính chất cơ học cho phép theo quy định của tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực, tiêu chuẩn quốc gia nước ngoài, tiêu chuẩn ASTM được nhà sản xuất công bố áp dụng.

Cụ thể kích thước, khối lượng 1m dài và sai lệch cho phép như sau:

Trong quy chuẩn QCVN 7:2011/BKHCN Bộ KHCN yêu cầu nhãn phải được ghi một cách rõ ràng, dễ đọc, không thể tẩy xoá. Ghi nhãn trên bó hoặc cuộn thép. 

Nhãn của thép sản xuất trong nước tối thiểu phải bao gồm các thông tin sau: Tên, địa chỉ cơ sở sản xuất; Tên sản phẩm; Số hiệu tiêu chuẩn do nhà sản xuất công bố áp dụng; Dấu hợp quy; Mác thép; Khối lượng của bó hoặc cuộn; Đường kính danh nghĩa; Số lô sản phẩm; Tháng, năm sản xuất.

Trên mỗi thanh thép vằn phải được ghi nhãn trong quá trình cán theo thứ tự sau: Lôgo hoặc tên, chữ viết tắt của nhà sản xuất; Ký hiệu của mác thép: CB 240 hoặc CB 2; CB 300 hoặc CB 3; CB 400 hoặc CB 4; CB 500 hoặc CB 5. Đường kính danh nghĩa d. Ví dụ: TISCO CB 240 d10 hoặc TISCO CB 2 d10.

Thép làm cốt bê tông nhập khẩu phải được giám định hoặc chứng nhận phù hợp quy định. Việc giám định hoặc chứng nhận hợp quy thép làm cốt bê tông nhập khẩu do tổ chức giám định hoặc tổ chức chứng nhận trong và ngoài nước được Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng chỉ định hoặc thừa nhận.

Doãn Trung
Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot