Quảng Ninh phát hiện cơ sở sản xuất mỡ lợn không bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm
Thực trạng tăng trưởng xanh của các doanh nghiệp công nghiệp tại Hà Nội
Giảm béo bằng phương pháp thu hẹp dạ dày: Góc nhìn của chuyên gia
Thủ tướng chỉ thị kích cầu tiêu dùng, hỗ trợ sản xuất, kinh doanh, phát triển thị trường trong nước
Cụ thể, Tổ công tác của Công an thành phố Cẩm Phả phối hợp UBND phường Cẩm Phú tiến hành kiểm tra địa điểm tập kết thực phẩm tại địa chỉ tổ 84, khu 7A, phường Cẩm Phú, của anh T.T.C., sinh năm 1990, đăng ký thường trú tại huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa.
Qua kiểm tra địa điểm có diện tích khoảng 100 m2, tổ công tác phát hiện gần 150 kg mỡ lẫn bì lợn chưa qua chế biến và 105 lít mỡ thành phẩm. Tại thời điểm kiểm tra, anh T.T.C. không xuất trình được bất cứ giấy tờ gì liên quan đến hoạt động kinh doanh và sản xuất số hàng hóa nói trên.
Quá trình làm việc với cơ quan công an, anh T.T.C. khai nhận đã thu mua các loại mỡ, bì lợn của một số người không quen biết tại các chợ trên địa bàn Tp.Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh, sau đó tập kết tại nhà xưởng. Dù đã biết số hàng hóa trên là hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ, tuy nhiên bản thân vẫn mua lại với mục đích chế biến và bán kiếm lời. Quá trình chế biến số mỡ lợn này không bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm. Tổ công tác của Công an thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh, đã tiến hành tạm giữ toàn bộ số hàng hóa nói trên để xử lý theo quy định của pháp luật.
Nói tới mỡ lợn không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, nguyên Giảng viên Viện Công nghệ Sinh học - Công nghệ Thực phẩm, (Đại học Bách khoa Hà Nội) cho biết, việc chế biến mỡ lỏng và tóp mỡ từ mỡ heo bẩn bằng phương pháp đun nóng thông thường (nhiệt độ khoảng 180-2000C) không thể loại trừ các chất gây độc và độc tố từ quá trình biến đổi trước đó. Đặc biệt, quá trình đun nóng ở nhiệt độ cao lại tiếp tục làm sản sinh độc tố cho sản phẩm.
Việc sử dụng loại mỡ bẩn này để chế biến đồ ăn bán cho khách là vô cùng nguy hiểm, nếu loại mỡ này rán ở nhiệt độ cao trên 180 độ C sẽ sinh ra những chất gây hại như: andehit, chất oxy hóa. Đặc biệt, các chất này khi rán ở nhiệt độ cao sẽ bay hơi trong không khí và vô cùng nguy hiểm nếu hít phải. Mặt khác, loại mỡ này nếu tái sử dụng sẽ tạo ra nhiều cặn lẫn chung vào mỡ, ăn vào sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, nhẹ thì đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, đau bụng, thở khó… Nặng thì, tim đập chậm, huyết áp tăng cao, có thể gây nên bệnh ung thư nguy hiểm đến tính mạng".
Theo khuyến cáo của các chuyên gia, khi sử dụng các hộ gia đình phải hết sức lưu ý, không dùng những loại dầu mỡ đón can, đóng chai, bán theo kiểu cân một. Tránh xa những loại dầu, mỡ khổng rõ nguồn gốc và khi sử dụng nếu thấy có mùi lạ phải bỏ ngay không nên tiếc của rồi lại “rước bệnh vào thân”.
An Dương (T/h)