video hot

Chàng trai trẻ đam mê kĩ thuật và 3D hóa cổ vật

22:05 29/05/2017

Vietq.vn - Với tuổi đời chưa đến 20, chàng trai Nguyễn Trí Quang đã mô hình hóa di sản của nước ta dưới dạng 3D đồng thời đã tạo nên cho mình một “bảo tàng” cổ vật online.

Phòng trưng bày cổ vật 3D của Vr3d do Nguyễn Trí Quang thực hiện đã tạo được hiệu ứng dư luận tốt trong thời gian qua. Điều đặc biệt của bảo tàng 3D này là ngoài việc chiêm ngưỡng các cổ vật qua mọi góc độ, khách tham quan còn có thể tương tác với các cổ vật, click vào từng cổ vật để xem thông tin chi tiết về lịch sử, kích thước.

 Chàng tra trẻ Nguyễn Trí Quang, người sáng tạo ra mô hình Vr3d

 

Để tìm hiểu rõ hơn về công nghệ mới này cũng như đam mê mà chàng trai trẻ này theo đuổi, phóng viên báo Chất lượng Việt Nam có cuộc trao đổi với Nguyễn Trí Quang - chủ nhân của côgh nghệ Vr3d:

Pv: Chào Quang, cơ duyên nào đã đưa Quang đến với công nghệ số hóa VR3D, để rồi áp dụng vào 3D hóa các linh vật và cổ vật?

NTQ: Công nghệ mình đang áp dụng là công nghệ số hóa VR3D mà người tìm hiểu đầu tiên là bố mình. Bố mình là nghệ nhân tạc tượng, ông thường đi khắp nơi để tìm hiểu về các pho tượng, những kiến trúc đặc sắc. Sau đó ông dùng máy 3D quét lại các bức tượng này. Từ nhỏ, mình được bố cho đi theo để tìm hiểu các công trình kiến trúc nên mình cũng thích dần từ đó. Đến lúc mình làm website cho gia đình để giới thiệu sản phẩm cho mọi người thì mình đã bắt đầu tìm hiểu cách đưa những file 3D mẫu tượng lên website để mọi người có thể xem dễ dàng. Mình bắt đầu học hỏi thêm và nâng cao kĩ năng. Năm 2015 khi Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch có quyết định về việc “không sử dụng biểu tượng, sản phẩm, linh vật không phù hợp với thuần phong mĩ tục Việt Nam” thì lúc đó mình đã sưu tập được khá nhiều linh vật cổ, cổ vật 3D và chủ yếu là đăng lên website để mọi người dễ dàng tiếp cận và tìm hiểu.

 Phòng làm việc tại nhà của chàng trai Nguyễn Trí Quag

 

Pv: Tại sao Quang quyết định nghỉ học để đi theo con đường này khi mới chỉ học lớp 9? Phản ứng của gia đình như thế nào trước quyết định táo bạo ấy của bạn?

NTQ: Năm học cấp II, mình cảm thấy không hứng thú với việc học trong sách vở, đối với mình  công nghệ thông tin là niềm đam mê từ bé. Trong quá trình phụ giúp bố trong công việc, mình nhận thấy công nghệ 3D này là công việc rất tiềm năng trong nhiều lĩnh vực khác nhau như bảo tồn và quảng bá di sản, di tích qua mạng. Cộng thêm việc mình muốn tìm hiểu về văn hóa nước nhà bằng các hiện vật thực tế hơn là thông qua sách vở. Các yếu tố đấy hội tụ lại và mình đã quyết định xin nghỉ học. Gia đình mình ban đầu cũng có những lo lắng, nhưng khi nghe mình giải thích thì ủng hộ. Gia đình giúp đỡ mình rất nhiều để mình thực hiện được lí tưởng và ước mơ.

Xem sản phẩm tại Triển lãm VR3D.

Pv: Lúc bắt đầu thực hiện bạn có gặp khó khăn gì không ? Kinh nghiệm và kiến thức bạn học hỏi được từ đâu?

NTQ: Đây là công nghệ mới nên không có nhiều nguồn tham khảo. Kinh nghiệm chưa có, nguồn tài liệu thì không nhiều. Đặc biệt là nhiều tài liệu nước ngoài nên mình cũng phải mất một thời gian khá dài để học hỏi và thực hiện công nghệ này. Những kiến thức và kinh nghiệm của bố về nghệ thuật điêu khắc cũng đã hỗ trợ cho mình trong việc tìm hiểu và vận dụng công nghệ trong thực tế

Pv: Tại sao Quang lại chọn những di tích,  linh vật cổ và cổ vật để số hóa 3D?

NTQ: Gia đình mình thường đi tham quan các di tích, một mặt là để tìm hiểu lịch sử và văn hóa, mặt khác là phục vụ cho công việc của gia đình. Lúc đi có mang máy quét cũng như một số thiết bị để phục vụ công việc. Bên cạnh đó mình cũng có đam mê tìm hiểu về văn hóa từ nhỏ, mong muốn tìm hiểu các di tích lịch sử, các nét kiến trúc độc đáo của lịch sử nước ta. Nên mình quyết định số hóa 3D linh vật và cổ vật, mục đích vừa để phục vụ nhu cầu tìm hiểu, khám phá của bản thân, đồng thời cũng mong muốn quảng bá di sản văn hóa của Việt Nam đến với thế giới.

Pv: Quang có nhớ là mình số hóa được bao nhiêu công trình bằng công nghệ VR3D không? Công trình nào mà bạn tâm huyết và bỏ nhiều công sức nhất?

NTQ: Mình không nhớ rõ, nhưng cũng đến vài trăm mô hình được mình số hóa 3D. Dù là làm quen tay, nhưng mô hình mình tâm huyết nhất là Đình Tiền Lệ. Cái đình nó lớn quá, máy móc cũng có giới hạn. Để ra được sản phẩm đình hoàn chỉnh mình đã dành không ít thời gian và công sức. Nhóm mình dành riêng một tuần để quét 3D tại thực địa. Sáng có mặt sớm và chiều thì tắt nắng là về. Khi chụp xong mình đã bỏ ra hơn 4 tháng mới làm hoàn chỉnh và thành công ngôi đình này. Mình cảm thấy hài lòng khi số hóa được một công trình lớn như thế.

Pv: Quang có dự định áp dụng công nghệ này vào mục đích nào khác không, hay chỉ dừng lại ở việc dựng lại các di sản?

NTQ: Mình đang có dự định 3D sang dần các lĩnh vực khác để công nghệ này phát triển ngày càng đa dạng. Sắp tới mình sẽ tiến tới cung cấp các dịch vụ hỗ trợ và các giải pháp cho các lĩnh vực khác nhau, chủ yếu là tập trung vào thương mại điện tử và kiến trúc bất động sản. Công nghệ VR3D rất thuận tiện trong việc trưng bày các sản phẩm để khách hang có thể tìm hiểu dễ dàng, tham quan như mô hình thật.

Một số hình ảnh từ "bảo tàng" cổ vật 3D online của Trí Quang:

 

                                                                                    Võ Hồng Nhân

video liên quan

Cảnh báo

Khoa học công nghệ

Khởi nghiệp

Đời sống

Pháp luật

Tiêu dùng

thương hiệu doanh nghiệp

Về đầu trang