“Cố thủ” trong nhà, chạy dịch đau mắt đỏ

author 15:22 11/10/2013

(VietQ.vn) - Chị Thanh (Tân Mai, Hà Nội) đã xin nghỉ làm chục ngày nay. Ban đầu, mọi người trong cơ quan tưởng gia đình chị có chuyện nên gọi điện hỏi thăm. Hoá ra chỉ vì sợ con ra đường, đến trường sẽ lây bệnh, chị cho con nghỉ học nên buộc phải ở

Nhà là “pháo đài” an toàn nhất

Khi Hà Nội bắt đầu bùng phát dịch đau mắt đỏ chị đã thấy phát sốt lên. Hễ thấy ai mắt hơi ngầu (dù chưa biết bị đau mắt hay lý do gì) là chị tránh xa. Đồng nghiệp nào mà kêu ngứa mắt, dụi dụi tí là chị làu nhàu sắp đau mắt rồi, nghỉ làm ở nhà đi. Trong túi chị lúc nào cũng sẵn lọ nước muối sinh lý.

Phòng cho bản thân là phụ, cái chính nhất với chị là chị sợ mình mà nhiễm bệnh về sẽ lây cho con. Mò mẫm trên mạng, chị Thanh đọc được những thông tin bệnh dù lành nhưng cũng có thể có biến chứng; rồi những bản tin trên báo đài về mấy em bé bị mù vì nhầm tưởng đau mắt đỏ càng làm chị thêm lo lắng.

Và khi trường mầm non của con chị, rồi trong khu nhà chị có người bị đau mắt đỏ, chị đã quyết đánh rụp là cho con nghỉ học ở nhà. Nội bất xuất ngoại bất nhập, cấm ra khỏi nhà, cấm cho trẻ con nhà khác vào nhà chơi để phòng lây bệnh. Chồng chị đi làm về đến nhà là phải vào thẳng nhà tắm, tắm rửa sạch sẽ, nhỏ mắt xong mới được quay ra chơi với con. Hễ ai góp ý với chị là chị xù lông nhím lên “Đôi mắt là cửa sổ tâm hồn, là của quý nhất của mỗi người, nhất là với bé gái. Tôi có trách nhiệm phải bảo vệ cho con tôi khỏi những nguy cơ bệnh tật, nguy hiểm chứ.” Chị tự cho rằng, bệnh đau mắt đỏ lây lan nhanh, phát tán rộng như vậy vì có thể truyền bệnh qua không khí, người lành bệnh nhìn vào mắt người bệnh, hoặc nói chuyện, giao tiếp với nhau.

Nhiều gia đình nhốt con trong nhà vì sợ dịch đau mắt đỏ

Dịch đau mắt đỏ đang bùng phát mạnh mẽ

Chị Hiền (Tây Sơn) cũng là một trong số những người chọn phương án cố thủ trong nhà để trốn dịch. Lý do chị đưa ra là mình đang mang bầu, rất dễ lây bệnh. Khi bệnh thì sẽ phải dùng thuốc. Dùng thuốc thì ảnh hưởng đến con. Thậm chí chị còn khăng khăng cho rằng: lúc mang thai mẹ sao thì con đẻ ra sẽ vậy, nếu mắt mũi chị tèm nhem thì chắc chắn con chị sau này cũng thế. Vì thế, dù chồng chị là một bác sĩ đã hết sức phân tích thiệt hơn, dù cơ quan đã rào đón chuyện sẽ cắt thi đua năm, chị cũng không ra khỏi cửa. Chị còn tuyên bố với bạn bè rằng: “Nếu dịch mà kéo dài đến lúc chị đẻ, thì chị nhất định cũng ở trong nhà đến lúc đẻ, kiên quyết không ló mặt ra ngoài trừ lúc đi khám định kỳ. Nhà là pháo đài an toàn nhất!”

Bệnh lành tính, có thể phòng

Việc phòng bệnh cho con thì chưa biết kết quả đến đâu, vì dịch vẫn còn đang lan rộng, nhưng chị Thanh, chi Hiền đã méo mặt vì những vấn đề khác khi 10 ngày phép của năm đã hết. Chị bảo chồng xin nghỉ nhưng anh không đồng ý. Vợ chồng lời qua tiếng lại rồi thành cãi nhau, anh chẳng thông cảm cho sự lo toan của vợ còn trách chị “cá cánh”, “nhiễu sự”...

Còn chị Hiền thì tá hoả khi một sáng ngủ dậy thấy một mắt nhưng nhức, ghèn dính đầy mi, ra soi gương rõ ngàu đỏ. Xách túi đến bác sĩ khám, chị được khẳng định đã đau mắt đỏ mà chẳng biết lý do tại sao. Đến khi chồng chị chỉ ra, có thể chị nhiễm mầm từ trước, có thể cô thu tiền điện, chị bán mớ rau, tay qua tay lại cũng có thể lây... chị mới ồ lên, hoá ra nhà cũng chẳng hẳn an toàn.

Cách tư duy, phòng tránh bệnh cho con cái, bản thân và gia đình như kiểu của chị Thanh hay chị Hiền không phải là số ít. Có rất nhiều các bà mẹ đã cho con nghỉ học, hạn chế ra ngoài trong thời gian này. Mặc dù có hiểu biết, có điều kiện tiếp xúc với các phương tiện truyền thông liên tục đưa thông tin về bệnh đau mắt đỏ, cách phòng tránh, cách chữa trị khi bị mắc... nhưng họ vẫn “bảo thủ” với những quan niệm của riêng mình. Việc giữ con cái hoặc chính bản thân tránh bệnh bằng hình thức “cố thủ” trong nhà khiến cuộc sống các gia đình xáo trộn, vợ chồng con cái đều bị ảnh hưởng mọi sinh hoạt, học hành, công việc.

Trong nhiều lần trả lời báo chí, BS Hoàng Cương (BV Mắt Trung ương) đã cho biết: Bệnh đau mắt thường gặp vào mùa hè đến cuối mùa thu, do virus Adenovirus hoặc do vi khuẩn như liên cầu, tụ cầu, phế cầu gây ra là bệnh lành tính, thường khỏi sau 7-10 ngày. Bác sĩ cũng đưa ra lời khuyên khi có biểu hiện bệnh, người bệnh nên đến khám để được tư vấn sử dụng thuốc hợp lý, tránh tự mua thuốc có thể gây thương tổn cho mắt, khiến bệnh lâu lành.

Bệnh đau mắt đỏ không lây lan gián tiếp qua không khí, hoặc nhìn nhau... mà phải qua những tiếp xúc trực tiếp với người bị bệnh qua đường hô hấp, nước mắt, nước bọt, bắt tay; Bệnh cũng có thể lây lan qua việc đụng chạm gián tiếp với các vatạ dũng nhiễm nguồn bệnh như tay nắm cửa, nút bấm thang máy, khăn mặt... hoặc khi sử dụng chung nguồn nước có mầm bệnh như ao, hồ, bể bơi. Thói quen dụi tay vào mắt, mũi, miệng làm tăng nguy cơ nhiễm bệnh.

Theo các khuyến cáo y tế, những nơi công cộng tập trung đông người có nguy cơ lây truyền bệnh nhiều hơn. Tuy nhiên, mỗi người có thể chủ động phòng tránh, hạn chế tối đa nguy cơ mắc bệnh cho mình bằng những chỉ dẫn trong các khuyến cáo. Việc ru rú trong nhà không hẳn là phương pháp tốt nhất để bảo vệ khỏi bệnh vì những người khác trong gia đình vẫn ra ngoài cũng có thể mang mầm bệnh về. Đó là chưa kể cách “trốn bệnh” này chỉ mang tính đối phó, nhất thời, nếu dịch diễn biến lâu dài thì sẽ đảo lộn cuộc sống rất nhiều.

BÀI ĐÁNG QUAN TÂM:

Cách sử dụng thuốc đau mắt đỏ cho trẻ an toàn

Phác đồ điều trị đau mắt đỏ mới nhất của BV Nhi Trung ương

Đau mắt đỏ bao lâu thì khỏi?

Lợi dụng dịch đau mắt đỏ để "găm" thuốc, đội giá?

Đau mắt đỏ dễ bị nhầm với bệnh lý khác

Cách chữa đau mắt đỏ bằng cây lá vườn nhà

Bác sỹ khuyên cách phòng, điều trị đau mắt đỏ

Sơ tán, cách ly, chia lìa vợ chồng vì... đau mắt đỏ

Đau mắt đỏ: đeo kính có tác dụng gì?

Đau mắt đỏ, chữa thế nào ?

Bắt tay cũng có thể lây đau mắt đỏ

Quang Anh

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang