Để giảm đau dạ dày, cả nhà nên chuẩn bị bài thuốc này

authorTrần Thanh 09:04 17/02/2017

(VietQ.vn) - Ngoài việc ăn uống đơn giản khi bị đau dạ dày, bạn nên sử dụng bài thuốc Nam chữa đau dạ dày sau đây.

Sự kiện: Bệnh nguy hiểm thường gặp

Viêm loét dạ dày - tá tràng là những cơn đau ở vùng thượng vị (trên rốn), đau âm ỉ hoặc đau dữ dội, ợ chua. Tính chất đau của viêm loét dạ dày – tá tràng nhiều khi khó phân biệt, khi bị viêm và loét dạ dày thì sau cơn đau sẽ tăng lên, còn loét tá tràng thì đau khi đói, hoặc ợ chua, cảm giác nóng rát sau xương ức; ợ hơi do chướng hơi ở dạ dày,… hoặc có thể đau lúc no, lúc đói; hoặc đau không liên quan gì tới bữa ăn; Bệnh viêm loét dạ dày - tá tràng là một bệnh rất phổ biến đối với cả nam và nữ.

Kỳ diệu bài thuốc chữa khỏi bệnh đau dạ dày cho hàng nghìn người

 Bệnh đau dạ dày đang có xu hướng gia tăng ở cả nam và nữ (Ảnh minh họa)

Khi chớm xuất hiện các các triệu chứng về bệnh viêm loét dạ dày - tá tràng, người bệnh thường có tâm lý thờ ơ với bệnh chỉ cho là đau bụng đơn giản, từ việc dùng thuốc giảm đau với dược lý mạnh có tác dụng tức thời trong những ngày đầu, rồi ai mách gì làm nấy gây nên tình trạng lâu dần bệnh đã không khỏi mà còn phát triển ngày một nặng thêm. Và hiện nay các bệnh về dạ dày ngày càng có nhiều biến chứng nguy hiểm đến tính mạng con người. PV Báo Chất lượng Việt Nam đã có cuộc trao đổi với bác sĩ Thăng Văn Năm,  khoa Tiêu hóa, BV Đa khoa Từ Sơn về bệnh đau dạ dày để mọi người có biện pháp điều trị phù hợp. 

 Nguyên nhân gây bệnh viêm dạ dày

Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây bệnh viêm dạ dày. Dưới đây là một số nguyên nhân chính gây viêm dạ dày:

Nguyên nhân do lối sống:

Uống nhiều bia rượu: Chất cồn trong bia, rượu có tác động xấu tới dạ dày. Nó phá hoại lớp nhầy bảo vệ của niêm mạc dạ dày. Đồng thời, chất acetaldehyde sau quá trình chuyển hóa từ men rượu tích tụ trong cơ thể mà không thể chuyển hóa hết thành aceatate sẽ gây tổn thương cho gan. Khi gan bị tổn thương, hoạt động tiêu hóa kém đi dẫn đến dạ dày cũng bị ảnh hưởng và kém đi từng ngày.

Hút nhiều thuốc lá: Việc hút thuốc lá gây hại cho toàn bộ cơ thể người hút, trong đó có dạ dày. Khi hút thuốc, các chất độc có trong khói thuốc lá, chủ yếu là nicotine sẽ thúc đẩy cơ thể bài tiết acid clohydric và pepsin – những chất trực tiếp ăn mòn niêm mạc dạ dày, đồng thời ức chế sự tổng hợp prostaglandin – chất có vai trò bảo vệ và phục hồi niêm mạc, thu hẹp các mạch máu dạ dày, từ đó dẫn tới tổn thương lớp bảo vệ này. Nicotine cũng khiến cholat có trong mật bị chảy ra ngoài dẫn tới dạ dày bị tổn thương nghiêm trọng.

Thói quen ăn uống chưa khoa học: Thói quen ăn vội vàng, bỏ bữa, ăn quá no, ăn đêm, vừa ăn vừa xem tivi hoặc đọc sách, truyện, ăn quá nhiều chất cay… khiến dạ dày phải làm việc quá mức. Dạ dày là nơi lưu trữ thức ăn tạm thời, khi quá trình tiêu hóa không được lưu thông, thức ăn bị ứ trệ khiến dạ dày tiết ra nhiều acid HCl để tiêu hóa thức ăn. Việc tiết dịch acid quá mức của dạ dày sẽ ăn mòn niêm mạc dạ dày, lâu dần dẫn tới viêm loét và gây ra các bệnh khác.

 Do thuốc & các hóa chất: thường gặp là acid, bụi kim loại, các loại thuốc giảm đau, kháng viêm, corticoid…

 Do nhiễm trùng: đặc biệt trong thời đại ngày nay tình hình nhiễm HP rất được các BS chuyên khoa tiêu hóa quan tâm, đây là một loại vi khuẩn gam âm, có hình xoắn, là nguyên nhân thường gặp gây ra các bệnh lý ở dạ dày tá tràng (DDTT).

Do nguyên nhân thần kinh: viêm loét dạ dày thường hay gặp ở những người hay lo lắng, sợ hãi, làm việc quá căng thẳng, gặp ở người sống ở thành thị nhiều hơn ở nông thôn, gặp ở người làm việc trí óc nhiều hơn ở người làm việc chân tay.

Do nguyên nhân nội tiết: đái tháo đường, hạ đường huyết, hội chứng cushing, xơ gan…

Do đã trải qua quá trình xạ trị hoặc xạ trị ngẫu nhiên: Các biện pháp điều trị bệnh ung thư như xạ trị liệu, hóa trị liệu có thể dẫn đến viêm, loét, thậm chí xuất huyết dạ dày và các biến chứng khác.

Tăng tiết acid dạ dày thường xảy ra khi bị căng thẳng: Khi có một tác động stress mạnh và bất chợt (hay còn gọi là sốc), hoặc khi stress kéo dài khiến cơ thể huy động thêm chất cortisol để điều chỉnh quá trình trao đổi chất. Cortisol không chỉ gây tăng yếu tố tấn công niêm mạc dạ dày bởi nó khiến acid HCl và men pepsine tăng quá mức, cortisol còn ngăn cản sự bài tiết những chất bảo vệ niêm mạc dạ dày. Ngoài ra, cortisol còn dập tắt các mầm mống của phản ứng tự miễn dịch và viêm nhiễm.

Hiện tượng trào ngược dịch mật: Khi van môn vị (van ngăn cách giữa dạ dày và ruột non) đóng không kín sẽ dẫn tới dịch mật trào ngược lên dạ dày. Mật trào vào trong dạ dày kết hợp với dịch acid dạ dày sẽ gây ăn mòn niêm mạc, dần dần tạo thành các ổ viêm loét dạ dày

Phòng bệnh đau dạ dày

Loét dạ dày, tá tràng là một bệnh khá phổ biến. Cơ chế bệnh sinh chủ yếu là tăng tiết acid. Chế độ ăn trong bệnh dạ dày nhằm mục đích làm giảm tiết acid, giảm tác dụng của acid dạ dày tiết ra lên niêm mạc dạ dày, hạn chế hoặc loại bỏ những kích thích có hại để dạ dày nghỉ ngơi và các tổn thương mau lành. Để phòng ngừa bệnh, các bác sỹ khuyến cáo mọi người cần rửa tay trước khi ăn, ăn chậm, nhai kỹ, ăn uống đúng giờ, không nên ăn quá no hoặc để quá đói; hạn chế các món ăn cay, chua, uống rượu, bia, hút thuốc lá, ăn các chất béo. Chú trọng ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, ăn nhiều rau, hoa quả. Sinh hoạt điều độ, tập thể dục thường xuyên, ngủ đủ ngày 7-8 giờ, tránh thức khuya. Uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ…

Các phương pháp điều trị

Hiện nay việc chẩn đoán, theo dõi diễn biến viêm loét dạ dày tá tràng nói chung và viêm dạ dày mãn tính nói riêng chủ yếu dựa vào nội soi và sinh thiết (xét nghiệm mô bệnh học) dạ dày. Đây là tiêu chuẩn vàng trong việc chẩn đoán bệnh viêm dạ dày, qua đó giúp việc điều trị đạt hiệu quả cao, ổn định và ít tái phát. Viêm dạ dày do HP được chẩn đoán bằng nhiều phương pháp như: test thở, CLO test, xét nghiệm huyết thanh, xét nghiệm HP phân, lấy dịch và nuôi cấy HP dịch vị dạ dày, PCR. Hiện tại, BVĐK MEDLATEC đang dùng 3 phương pháp: CLO test, xét nghiệm huyết thanh, xét nghiệm HP phân.

Về mặt điều trị, HP thông thường được dùng kháng sinh (thường là 2 loại kết hợp) trong vòng 1- 2 tuần, sau thời gian dùng kháng sinh duy trì bằng kháng tiết 4-8 tuần tùy thuộc vào viêm hay loét dạ dày tá tràng. Sau điều trị 1-3 tháng đi kiểm tra lại xem đã diệt được HP chưa, nếu chưa khỏi có thể nghĩ đến HP kháng thuốc cần phải sử dụng phác đồ kháng thuốc.

Sử dụng thực phẩm chức năng

Hiện nay, trên thị trường bày bán rất nhiều thực phẩm chức năng có tác dụng hỗ trợ điều trị các bệnh về dạ dày.

Ưu điểm: Dễ mua, thuận tiện trong việc sử dụng.

Nhược điểm: Tình trạng bệnh gần như không thuyên giảm hoặc giảm không đáng kể, tổng chi phí điều trị cao, thời gian điều trị kéo dài từ 3 đến 7 tháng.

Các phương pháp dân gian:

Người bệnh có thể sử dụng các phương pháp dân gian được lưu truyền như dùng mật ong, nghệ đen, nghệ vàng, dạ dày nhím … uống nhằm giảm thiểu các cơn đau, điều trị bệnh trong giai đoạn đầu.

Ưu điểm: Tính an toàn cao với chi phí thấp do nguyên liệu đều có nguồn gốc tự nhiên và dễ tìm mua.

Nhược điểm: Thường chỉ có tác dụng với bệnh ở giai đoạn mới chớm. Thời gian điều trị dài, với hầu hết các trường hợp, bệnh thuyên giảm không đáng kể hoặc không thuyên giảm.

Điều trị tại các bệnh viện lớn, các phòng khám đa khoa

Bệnh nhân được khám và chẩn đoán bệnh một cách chính xác sau khi được khám lâm sàng, nội soi, … Tùy từng loại bệnh và mức độ mà các bác sĩ sẽ kê các loại thuốc cho bệnh nhân về điều trị tại nhà. Một số loại thuốc thường được sử dụng: Cimetidin, nizatidine, famotidine; lanzoprazole…

Ưu điểm: Thuốc có tác dụng nhanh, có hiệu quả điều trị dứt điểm đối với các bệnh viêm dạ dày cấp tính.

Nhược điểm: Chỉ có tác dụng giảm các triệu chứng mà không điều trị hoàn toàn bệnh ở dạng mãn tính. Việc sử dụng thuốc trong thời gian dài có thể dẫn tới tình trạng nhờn thuốc hoặc gây ảnh hưởng tới các cơ quan khác.

Điều trị bằng thuốc Nam

Tất cả những phương pháp kể trên đều tác dụng phụ nhất định, chữa trị không dứt điểm căn bệnh đau dạ dày, thêm nữa, có thể gây hại chức năng gan và thận nên nhiều người đang có xu hướng chuyển sang dùng thuốc Nam bởi tính an toàn, hiệu quả rõ rệt.

Nguyên liệu: Bạch cập khô: 100g, Cam ba lá (tên khác là Chỉ) khô: 100g. Nghiền 2 nguyên liệu này thành bột mịn, trộn đều với nhau thành một hỗn hợp bột nhuyễn.

Cách dùng: Mỗi lần uống 3g, trộn với rượu trắng (rượu gạo), hoặc rượu vàng được làm từ gạo và hạt kê với lượng vừa đủ cho dễ uống.

Chia thành 2 lần uống trước bữa ăn sáng và sau bữa ăn tối. Mỗi ngày 6g.

Lưu ý:

Nếu người bệnh có vi khuẩn HP (Helicobacter pylori - là một loại vi khuẩn cư trú ở dạ dày, gây ra bệnh loét dạ dày - tá tràng và ung thư dạ dày) trong dạ dày, có thể uống thêm 1 viên thuốc Tây có thành phần Clarithromycin ngay sau khi uống hỗn hợp này.

Thời gian uống tối đa là 7 ngày, sau đó dừng lai một nhịp để xem xét tình hình rồi mới có thể uống thêm (nếu cần).

Khi sử dụng công thức này, ngay ngày hôm sau là đã có thể cảm nhận được kết quả, tình trạng đau dạ dày sẽ giảm đáng kể.

Nếu sử dụng trong vòng 7 ngày liên tục, các triệu chứng ợ hơi, trào ngược axit, đầy hơi, buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy, chán ăn, và các vấn đề liên quan đến dạ dày gần như sẽ biến mất.

Sau một vài liệu trình điều trị theo cách này, các triệu chứng loét dạ dày, polyp dạ dày, sỏi dạ dày, viêm dạ dày cấp tính và mãn tính, viêm dạ dày teo, viêm dạ dày trên bề mặt, loét tá tràng … và những trường hợp đau dạ dày liên quan sẽ được giảm nhẹ.

Theo "Tuyển tập Thảo dược Đông y toàn quốc" (全国中草药汇编) Cây Bạch cập có tác dụng cầm máu, tiêu viêm sưng và tái tạo mô.

Sử dụng trong trường hợp ho và nôn ra máu, chấn thương chảy máu ngoài da, trúng độc, viêm da, nứt nẻ; lao phổi dẫn đến ho ra máu, chảy máu ở những vùng lở loét.

Còn cây Cam ba lá (tên gọi khác là Chỉ) theo "Trung Quốc dược điển" (中国药典) cho biết, vị thuốc này dùng trong trường hợp bị thở khó, tiêu hóa kém, làm tiêu viêm, tản đờm.

Sử dụng đặc biệt trong các trường hợp bị đau tích tụ hoặc viêm nhiễm mãn tính, đọng phân trong dạ dày, bài tiết khó khăn.

Đi ngoài không thông, táo bón, đờm tích tụ làm cản trở luồng khí ở phổi gây khó thở, hạch ở phổi, sa trực tràng, sa tử cung…

 

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang