Đổi mới công nghệ, nâng cao năng suất chất lượng - Yếu tố chủ chốt để ngành thép nâng cao vị thế

author 11:14 23/04/2020

(VietQ.vn) - Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt thì việc đổi mới công nghệ, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm chính là then chốt để ngành thép phát triển bền vững.

Những khó khăn ngành thép phải đối mặt và những giải pháp

Theo thống kê của Bộ Công Thương, những năm gần đây, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu thép của Việt Nam được đẩy mạnh càng khiến nhiều nước chú ý, xem xét áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại để bảo vệ ngành sản xuất trong nước. Đáng chú ý, từ khi chủ nghĩa bảo hộ thương mại bắt đầu nhen nhóm trở lại cũng khiến ngành thép Việt Nam giảm khả năng xuất khẩu do bị vướng nhiều vụ kiện phòng vệ thương mại.

Việc phải đối mặt với các chính sách khó khăn này đã ảnh hưởng đến khả năng xuất khẩu của thép Việt Nam. Đồng thời, ngay tại thị trường trong nước, sự cạnh tranh gay gắt với thép nhập khẩu cũng ngày càng gia tăng.

Bên cạnh đó, tác động của “cuộc chiến” thương mại giữa Mỹ - Trung Quốc chưa có hồi kết cũng là nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững, đòi hỏi các doanh nghiệp cần tập trung nỗ lực hơn nhằm nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm, tăng sức cạnh tranh.

Đặc biệt, năm 2020, ngành thép được kỳ vọng có thêm nhiều điều kiện để thúc đẩy sản xuất, xuất khẩu ra các thị trường mới. Tuy nhiên, áp lực cạnh tranh ngày càng gia tăng sẽ đặt ngành thép Việt Nam trước khó khăn không nhỏ, nhất là nguy cơ đối mặt với các vụ việc phòng vệ thương mại, cùng các vấn đề phát sinh, trong khi tình trạng mất cân đối cung - cầu trong nước vẫn chưa được cải thiện.

Đề cập tới vấn đề này, Viện Năng suất Việt Nam nhận định rằng, việc nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, hàng hóa đang trở thành yếu tố then chốt để tạo nên vị thế cạnh tranh của mỗi doanh nghiệp. Khi năng suất, chất lượng được bảo đảm, sản phẩm được tiêu thụ nhiều hơn, tạo điều kiện cho doanh nghiệp chiếm lĩnh thị trường, tăng doanh thu và lợi nhuận.

Đặc biệt trong thời điểm hội nhập toàn cầu và cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp ở cả thị trường trong nước và ngoài nước, việc đổi mới công nghệ, áp dụng hệ thống quản lý, công cụ cải tiến năng suất, chất lượng là những giải pháp giúp doanh nghiệp nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng, nâng cao vị thế và uy tín, hình ảnh của doanh nghiệp trên thị trường.

 Ngành thép đang ngày càng nâng cao tính bền vững nhờ đổi mới công nghệ, nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm

Trong đó, việc nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm hàng hóa là mục tiêu hàng đầu, giải pháp then chốt của các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp. Đối với ngành thép, trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt thì bám sát mục tiêu này là cách tối ưu giúp doanh nghiệp phát triển bền vững trong chuỗi giá trị và khẳng định vị thế trên thị trường.

Doanh nghiệp điển hình về đổi mới công nghệ, nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm

Xác định được được thực tế trên, hiện nay một số doanh nghiệp ngành thép đã bắt tay vào cải tiến, đầu tư công nghệ, hệ thống quản lý chất lượng của mình để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm.

Một trong những doanh nghiệp điển hình của việc cải tiến nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm chính là Công ty CP ống thép Việt Đức (VG PIPE). Theo đó, công ty đã đầu tư hệ thống dây chuyền sản xuất ống thép, tôn cán nguội, tôn mạ kẽm hiện đại. Cho đến nay, thép Việt Đức đã mở rộng sản xuất và áp dụng công nghệ hiện đại tiên tiến của các nước Châu Âu và Nhật Bản với tỷ lệ tự động hóa cao cho 38 dây chuyền sản xuất thép, dây chuyền xả băng. 

Trong đó, hoạt động quản lý và sản xuất của công ty thực hiện theo hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2015 và chương trình cải tiến 5S theo Nhật Bản. Các sản phẩm của Thép Việt Đức sản xuất ra đều theo tiêu chuẩn trong nước và Quốc tế như: Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN); Tiêu chuẩn Nhật Bản (JISG 3112); Tiêu chuẩn Mỹ (ASTM) và tiêu chuẩn của các nước tiến tiến trên thế giới nhằm đáp ứng yêu cầu của khách hàng cũng như sẵn sàng đáp ứng cho quá trình hội nhập.

Nhờ đó mà công ty VG PIPE đã khẳng định vị trí top 4 doanh nghiệp sản xuất và tiêu thụ ống thép trong nước lớn nhất tại Việt Nam, tỷ trọng xuất khẩu sang thị trường Châu Âu là trên 50%.

Công ty CP Sơn Hải Phòng số 2 áp dụng hiệu quả bảo trì tự quản, nâng cao tiêu chuẩn hóa kỹ năng(VietQ.vn) - Để giúp nâng cao và tiêu chuẩn hóa kỹ năng của người vận hành trong việc chăm sóc và bảo trì thiết bị, Công ty Cổ phần Sơn Hải Phòng số 2 đã quyết định áp dụng trụ cột bảo trì tự quản bằng thẻ TPM.

Một doanh nghiệp điển hình nữa phải kể tới chính là Tập đoàn Hòa Phát. Hiện nay các nhà máy sản xuất của Tập đoàn Hòa Phát đều được kiểm soát theo hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2015.

Trong tất cả các khâu trong chuỗi sản xuất thép theo công nghệ lò cao khép kín đều được kiểm soát chất lượng nghiêm ngặt từ nguyên liệu đầu vào đến khi sản phẩm đầu ra tiếp tục trải quá quá trình nghiêm ngặt một lần nữa trước khi đưa ra thị trường. Đặc biệt các sản phẩm xuất khẩu của Thép Hòa Phát hiện đã đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng quốc tế như JIS GS3505:2004, JIS G3112:2010 (Nhật Bản), BS 4449:2005 (Anh Quốc), ASTM A615 (Hoa Kỳ).

Trong cuộc đua đổi mới công nghệ này, Tân Á Đại Thành cũng đã mạnh dạn đầu tư nhà máy sản xuất bình nước nóng lớn nhất Đông Nam Á với công suất 2 triệu sản phẩm/ năm tại Hà Nam theo theo mô hình nhà máy thông minh với dây chuyền tự động hóa chính xác với áp dụng công nghệ 4.0, cùng hệ thống máy móc, công nghệ hiện đại nhập khẩu từ Italy và các nước G7.

Được biết, Tân Á Đại Thành là một trong số ít các đơn vị sớm áp dụng khoa học công nghệ hiện đại vào sản xuất, đặc biệt là với nhà máy có quy mô tầm cỡ trong khu vực Đông Nam Á. Nhờ đó, vào năm 2019, Công ty Tân Á Đại Thành cũng là một trong 4 doanh nghiệp Việt Nam đạt Giải thưởng Chất lượng châu Á – Thái Bình Dương GPEA.

Thực tế cho thấy, hiện nay các công ty trong ngành thép đã rất nỗ lực trong việc đổi mới công nghệ, nâng cao nâng suất và chất lượng sản phẩm nhằm hướng tới thị trường quốc tế, nâng cao vị trí cạnh tranh. Để phát triển bền vững và hội nhập quốc tế, các doanh nghiệp cần tiếp tục phát huy thế mạnh và chú trọng tiếp cận khoa học, bắt kịp xu hướng CMCN 4.0 hiện nay.

An Dương

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang