Hàng loạt địa phương triển khai áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa

author 07:07 12/01/2021

(VietQ.vn) - Theo thống kê của Trung tâm Mã số mã vạch Quốc gia - đơn vị đầu mối triển khai Quyết định 100/QĐ-TTg ngày 19/1/2019 của Thủ tướng Chính phủ về truy xuất nguồn gốc, đến tháng 12/2020 đã có 40/63 địa phương Kế hoạch triển khai, áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm hàng hóa.

Tỉnh Thừa Thiên Huế là một trong những địa phương triển khai sớm Quyết định 100 của Thủ tướng Chính phủ. 

Với mục tiêu xây dựng, triển khai, ứng dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc thống nhất trong cả nước, trong đó, phổ biến tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và tài liệu để hướng dẫn doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, đơn vị cung cấp dịch vụ giải pháp trong việc xây dựng hệ thống truy xuất nguồn gốc, in ấn, phát hành, quản lý và sử dụng thẻ truy xuất nguồn gốc. Chuẩn hóa, minh bạch hóa thông tin truy xuất nguồn gốc thông qua việc chứng nhận hệ thống truy xuất nguồn gốc của tổ chức đánh giá sự phù hợp được chỉ định; Xây dựng, triển khai hoạt động chứng nhận sự phù hợp đối với hệ thống truy xuất nguồn gốc; Tổ chức các khóa đào tạo bồi dưỡng kiến thức về hoạt động truy xuất nguồn gốc cho các bộ, ngành, địa phương và các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có nhu cầu; Triển khai thí điểm áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa đối với các nhóm sản phẩm theo yêu cầu quản lý nhà nước của các bộ, cơ quan liên quan và theo nhu cầu của doanh nghiệp.

Trên cơ sở đó, Trung tâm Mã số mã vạch Quốc gia đã tham mưu các biện pháp triển khai, chủ động thực hiện các nhiệm vụ được giao trong Kế hoạch của Bộ Khoa học và Công nghệ (Quyết định số 2979/QĐ-BKHCN ngày 14/10/2019). Trong năm 2020, Trung tâm đã phối hợp chặt chẽ với các đơn vị chức năng để tiếp tục thực hiện một số nội dung quan trọng nhằm triển khai Đề án.

Theo đó, Trung tâm đã tham mưu, đóng góp ý kiến cho nhiều Sở KH&CN về nội dung và tư vấn triển khai Kế hoạch triển khai hoạt động TXNG và nhiều hoạt động khác có liên quan tại các địa phương: Thái Nguyên, Hà Giang, An Giang, Lâm Đồng, Bình Phước, Đà Nẵng, Đồng Tháp, Cần Thơ, Bình Dương, Vũng Tàu, Hồ Chí Minh, Quảng Ninh, Kiên Giang...và nhiều địa phương khác. Đến nay đã có 40/63 địa phương ban hành Kế hoạch và nhiều trong số đó đã triển khai được một số hoạt động quan trọng.

Đề cập về các giải pháp thúc đẩy mạnh hơn nữa hoạt động triển khai Đề án 100 tại các địa phương trong thời gian tới, ông Bùi Bá Chính - Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Mã số mã vạch Quốc gia cho biết, để triển khai Kế hoạch triển khai, áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm hàng hóa một cách đòng bộ theo chủ trương của Chính phủ, các địa phương cần đẩy nhanh tiến độ phê duyệt Kế hoạch và tổ chức triển khai các công việc theo Kế hoạch do địa phương phê duyệt.

Trong đó, bố trí tài chính và nhân lực triển khai các hoạt động liên quan đến truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa hằng năm, trung hạn và dài hạn tại địa phương; xây dựng chính sách phù hợp nhằm khuyến khích, thu hút doanh nghiệp trên địa bàn có thể đầu tư xây dựng hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa từ nguồn kinh phí của doanh nghiệp và sự hỗ trợ của Nhà nước; lồng ghép với các Chương trình, Đề án của tỉnh, thành phố để bổ sung nguồn lực, kinh phí cho hoạt động này; cần có chính sách hỗ trợ kinh phí các doanh nghiệp áp dụng các giải pháp TXNG và tuyên truyền, đạo tạo, tập huấn mạnh mẽ cho các đối tượng liên quan;

Xây dựng, vận hành và quản lý hệ thống quản lý thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa tại địa phương; Lựa chọn, xây dựng Danh mục sản phẩm, nhóm sản phẩm trọng điểm ưu tiên, các sản phẩm bắt buộc triển khai truy xuất nguồn gốc tại địa phương; Chủ trì, phối hợp nghiên cứu phát triển các giải pháp kỹ thuật nhằm bảo đảm khả năng tương tác, trao đổi, kết nối dữ liệu truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa của địa phương với Cổng thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa quốc gia…

Để triển khai hiệu quả Đề án 100 của Thủ tướng Chính phủ, việc xây dựng, triển khai, ứng dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc thống nhất trong cả nước sẽ được tiếp tục thúc đẩy trong năm 2021.

Truy xuất nguồn gốc giúp doanh nghiệp tiết kiệm đến 60% thời gian quản lý thông tin(VietQ.vn) - Trong khuôn khổ hợp tác song phương giữa GS1 Việt Nam và GS1 Hong Kong, hai bên đã cùng nhau thực hiện Dự án thử nghiệm về Truy xuất nguồn gốc sản phẩm xuất khẩu từ Việt Nam sang thị trường Hong Kong.

Thanh Hà

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang