Kỹ thuật trồng và bón phân cho gừng trong bao năng suất vượt trội

author 06:46 13/11/2016

(VietQ.vn) - Kỹ thuật trồng, bón phân cho gừng trong bao vừa lớn nhanh nhưng tiết kiệm chi phí được các chuyên gia thử nghiệm thành công trên nhiều loại đất trồng.

Sự kiện: Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây hoa

Kỹ thuật trồng gừng trong bao áp dụng những kỹ thuật hết sức đơn giản, nhưng mang lại hiệu quả cao và tiết kiệm chi phí.

Gừng có tên tiếng Anh là Zingiber officinale, đây là một loài thực vật hay được dùng làm gia vị, thuốc. Trong củ gừng có các hoạt chất tinh dầu zingiberen, chất nhựa, chất cay và tinh bột.

Vì có nhiều công dụng, gừng được trồng rất nhiều ở Việt Nam và được sử dụng trong nhiều gia đình. Việc trồng gừng cũng là một trong những hoạt động sản xuất để tăng hiệu quả kinh tế. Để tiết kiệm diện tích đất, đồng thời tận dụng những khoảng đất trống, người dân đã áp dụng kỹ thuật trồng gừng trong bao.

 Kỹ thuật trồng gừng củ trong bao lớn nhanh và tiết kiệm chi phí. Ảnh minh họa

Thời vụ trồng gừng

Ở ngoài Bắc thường vào cuối đông – đầu xuân ( tháng 1, 2, 3, 4 Âm lịch). Ở trong các tỉnh phía Nam nên trồng vào đầu mùa mưa (tháng 5 – 6 dương lịch), nhằm đỡ công tưới nước và gừng phát triển tốt.

Chuẩn bị đất trồng gừng

Để tận dụng diện tích, với phương pháp trồng trong bao thì việc chọn đất cũng như trồng ngoài ruộng. Tuy nhiên, đất cho vào bao cần phải được đánh thật tơi xốp, trước khi trồng phải tiến hành bón phân cho đất. Loại đất thích hợp với cây gừng thường có độ mùn cao, hút ẩm được. Riêng loại đất sét nặng, đất thịt cần trộn thêm nhiều tro, trấu, mùn cưa hoặc các chất có khả năng làm hoai đất, tơi đất để củ gừng đẻ nhánh và phát triển mạnh.

Chọn giống gừng tốt nhất

Giống cần được xử lí với các loại thuốc có gốc đồng (CU) như Score, Phatox, Validacine … để phòng bệnh và diệt nấm bệnh. Riêng khâu chọn giống nên hỏi ý kiến chuyên gia nông nghiệp có kinh nghiệm lâu năm gắn bó với cây gừng mới chọn được giống tốt. Nếu không biết cách chọn lựa giống, tốt hơn hết hãy tìm một cửa hàng, đại lý uy tín và mua giống để giảm thiểu rủi ro.

Mật độ và kỹ thuật trồng gừng

Trước khi trồng gừng cần bón lót phân chuồng hoai mục và phân lân. Nếu không có phân chuồng thì bón phân hữu cơ khác để thay thế. Với phương pháp trồng trong bao thì mật độ nên thưa. Mỗi bao chỉ đặt 2 – 3 mầm gừng, ấn nhẹ và phủ lên một lớp đất dày 3 – 5 cm sau đó tưới nước nhẹ cho đất thấm và bám vào củ gừng giống. Với trồng đất thì mau hơn, khoảng cách trồng hàng cách hàng 40cm, cây cách cây 30cm.

Cách đặt hom gừng, bới hốc sâu 10cm rồi rắc basudin, liều lượng 2kg cho 1.000m2 để kiến khỏi ăn. Làm cho đất thật tơi xốp sau đó đặt hom gừng giống, phủ 4 – 5 cm phân hữu cơ, dùng thùng tưới có vòi hoa sen tưới đẫm, sau phủ một lớp rơm dày để giữ ẩm.

Chăm sóc cho gừng

Việc chăm sóc gừng hết sức quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp tới năng suất thu hoạch gừng củ. Cần phải cung cấp đủ lượng nước để cây phát triển và làm cỏ cho cây.

Tưới nước cho gừng: Ngày 2 lần cung cấp đủ nước. Tuy nhiên, trong quá trình trị bệnh và ở vào một số thời điểm nhất định thì cần giảm nước tưới để tránh tối đa sự lây lan của dịch hại cho cây.

Làm cỏ, vun gốc cho gừng: Phun trừ hoặc làm cỏ dại bằng tay vào giai đoạn cây trồng được 25 – 30 tuổi, để đạt hiệu quả cao nhất trong kỹ thuật trồng gừng trong bao là kết hợp với bón thúc đợt 1 cho cây. Các tháng sau đó, nếu có cỏ dại thì phải tiến hành làm sạch và không để gừng nhô ra khỏi mặt đất.

Lưu ý: Khi gừng lên cao được 18 – 20 cm, ngọn gừng còn non, ngọt nên dễ bị sâu và côn trùng phá, nên xịt thuốc gốc đồng định kỳ 7-10 ngày 1 lần, phun liên tục trong 2 tháng để phòng bệnh.

 Gừng củ có rất nhiều công dụng, vừa làm thức ăn, làm thuốc và chế biến bánh kẹo. Ảnh minh họa

Kỹ thuật bón phân cho gừng củ

Với diện tích 1000m2 gừng trồng, cần bón khoảng 1 – 1,5 tấn tro trấu mục, rơm mục, hoặc xác lá cây mục ủ với chế phẩm BIMA có chứa nấm đối kháng Trichoderma; 0,1- 0,15 tấn vôi bột.

Lượng phân hóa học cho gừng, cần cho 1.000m2 là 50kg ure, 100kg lân (bón hết khi bón lót); 10kg phân kali (bón lót 5 kg). Sau khi trồng được 1,5 tháng pha 2 muỗng phân ure pha bình 20lít để tưới 2 – 3 lần, mỗi lần cách nhau 4 – 5 ngày.

Khi bụi gừng đẻ 2 – 3 cây con tiến hành bón thúc 7 ngày một lần liều lượng 5 kg ure, rải xung quanh gốc cách 10cm. Gừng là loại cây củ phát triển lên trên mặt đất. Khi cây gừng đẻ 4 – 5 nhánh con tiến hành vun gốc, thời gian này cần bón thêm phân hữu cơ, có thể trộn 50% phân hữu cơ và 50% đất vun vào gốc cây.

Bón lót: Bón toàn bộ vôi và khoảng 1/5 lượng phân;

Bón thúc: được chia làm 4 đợt, với mỗi đợt 1/5 lượng phân

Bón thúc đợt 1 vào 30 ngày sau khi trồng;

Bón thúc đợt 2 vào 60 ngày sau khi trồng;

Bón thúc đợt 3 vào 90 ngày sau khi trồng;

Bón thúc đợt 4 vào 120 ngày sau khi trồng.

Đức Mậu (T/h)

Kỹ thuật trồng bắp cải xanh tươi tốt mà nhanh thu hoạch(VietQ.vn) - Kỹ thuật trồng bắp cải xanh tươi tốt mà lại nhanh được thu hoạch là kỹ thuật mới nhất mang lại hiệu quả cao nhất cho người nông dân.
Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang