Nguy cơ chết người có thể từ 1 vết ong đốt

author 19:25 12/07/2017

(VietQ.vn) - Ở Việt Nam có nhiều loại ong nhưng loại gây nhiễm độc là ong vò vẽ, ong bắp cày, ong mật... Nhiều trường hợp bị ong đốt, nhiễm độc nặng nề, thậm chí tử vong.

Ong đốt có thể không gây nguy hiểm nếu vết đốt ít, nhưng nếu bị đốt nhiều vết hoặc bị đốt ở các vị trí như đầu, mặt, cổ... hoặc nếu cơ địa bị dị ứng, đề kháng kém... thì nhiều nguy cơ có thể xảy ra, thậm chí gây nguy hiểm đến tính mạng.

Tin tức đăng trên VOV, trên địa bàn xã Nghi Kiều, huyện Nghi Lộc, Nghệ An mới xảy ra vụ việc một người đàn ông bị ong đốt gây tử vong. Theo đó, sau khi đi làm về ông Nguyễn Đình T (SN 1965, trú tại xã Nghi Kiều, huyện Nghi Lộc) cùng với 3 người khác ra khu vực cánh đồng gần khu vực xóm 13B, xã Nghi Kiều để bắt một tổ ong. Lúc này khi tiếp cận tổ ong thì bất ngờ cả đàn ong lao ra tấn công.

Biến chứng nặng nhất của người dân khi bị ong đốt là tử vong. Ảnh minh họa

Ông T bị ong đốt, cố bỏ chạy nhưng đàn ong vẫn bám theo. Chạy được khoảng 100 m thì ông T gục xuống. Mọi người vội đưa nạn nhân đến trạm y tế xã cấp cứu nhưng ông T được xác định đã tử vong.

Trao đổi trên báo Gia đình và Xã hội, PGS.TS Phạm Duệ - Giám đốc Trung tâm Chống độc (BV Bạch Mai) mỗi năm, Trung tâm Chống độc tiếp nhận 20-30 ca ong đốt, trong đó nhiều ca nguy kịch phải điều trị lâu dài, tốn kém, thậm chí tử vong. Nếu ngày xưa, bệnh nhân bị ong đốt thường ở miền núi xa xôi thì nay, có cả bệnh nhân ở Hà Nội, sống trong những phố phường và chung cư. Tuy nhiên, những ca ở thành phố thường nhẹ hơn do đàn ong không đông bằng các nơi khác.

Cảnh báo giao thông: Hiểm nguy bủa vây tuyến đường huyết mạch lên Tây Bắc(VietQ.vn) - Quốc lộ 6 là cung đường khiến nhiều tài xế phải hết sức dè chừng. Toàn tuyến có khoảng 10 đèo dốc lớn, nhiều điểm xuất hiện sương mù dễ xảy ra tai nạn giao thông.

Theo cảnh báo của Trung tâm Chống độc, người dân nên tránh tiếp xúc với ong nếu không cần thiết. Không kích động hoặc trêu ong, không làm tổn thương ong, không chọc phá tổ ong nếu thấy không đảm bảo an toàn. Khi đi vào rừng tránh mặc quần áo sáng màu, màu sặc sỡ; không dùng nước hoa, dầu gội đầu, các mỹ phẩm có mùi thơm và ngọt; không đi chân đất, không mặc quần áo quá rộng; đội mũ có lưới che, đi găng tay, mặc quần áo dày và kín nếu có thể.

Khi ong bay đến, không chạy, cần đứng hoặc ngồi im và không cử động (ong sẽ không nhìn thấy nữa). Nếu bị ong tấn công có thể dùng bất cứ loại bình xịt nào có sẵn có mùi khó chịu hoặc dùng khói để xua đuổi (không làm nếu nguy cơ cháy rừng). Khi bị ong đốt nên hòa nước vôi (vôi ăn trầu) bôi vào vết thương và đưa đến cơ sở y tế. Thường ong đốt khoảng 10 vết trở lên đã có thể nhiễm độc.

Minh Châu (T/h)

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang