Thực phẩm đông lạnh vẫn nhiễm Covid-19 sau 3 tuần ở nhiệt độ khác nhau

author 11:08 28/08/2020

(VietQ.vn) - Các nhà nghiên cứu từ Singapore và Ireland cho thấy, khả năng Covid-19 vẫn tồn tại hơn 3 tuần ở nhiệt độ bảo quản lạnh và đông lạnh.

Nhóm nghiên cứu cho Covid-19 xâm nhập vào lát cá hồi, thịt gà và thịt lợn mua ở siêu thị tại Singapore. Sau đó, họ lưu các mẫu ở 3 nhiệt độ khác nhau (4oC, -20oC, -80oC) và kiểm tra mẫu ở các mốc thời gian (1, 2, 5, 7, 14 và 21 ngày sau khi cấy virus). Kết quả thực phẩm vẫn bị nhiễm virus sau 3 tuần ở cả 3 mức nhiệt độ.

Cách đây không lâu, lô cánh gà đông lạnh xuất khẩu từ Brazil sang Trung Quốc dương tính với Covid-19. Vài ngày trước đó, thành phố Yên Đài, Trung Quốc, người ta tìm thấy Covid-19 trên bao bì hải sản đông lạnh, nhập khẩu từ Ecuador. Các quan chức đã phong tỏa hàng hóa, những người xử lý hải sản được lấy mẫu xét nghiệm, kết quả âm tính.

Các nhà nghiên cứu từ Singapore và Ireland kết luận Covid-19 có thể tồn tại trong khoảng thời gian và nhiệt độ liên quan đến điều kiện vận chuyển cũng như bảo quản thực phẩm.

Các nhà nghiên cứu cho rằng điều kiện làm việc tại các nhà máy chế biến thịt là nguyên nhân lây truyền Covid-19. Công nhân tiếp xúc gần trong thời gian làm việc dài, thông khí kém, đông đúc và la hét. Các cơ sở chế biến thịt tạm thời ngừng lại, trong bối cảnh đại dịch và công nhân đang nhiễm bệnh.

Nhóm nghiên cứu đưa ra giả thuyết: "Với virus hiện diện ở người lao động và môi trường, thịt có thể bị nhiễm Covid-19 trong quá trình giết mổ và chế biến.

 Covid-19 có thể tồn tại trong thực phẩm đông lạnh 2 tuần. Ảnh: VnExpress

Mặc dù dịch Covid-19 bùng phát trở lại ở một số khu vực không ghi nhận lây nhiễm cộng đồng sau một thời gian. Nhập khẩu thực phẩm và bao bì thực phẩm nhiễm khuẩn có thể là một nguồn cơn cho đợt dịch. Trong đó New Zealand phát hiện hàng loạt ca nhiễm Covid-19 mới, sau hơn 100 ngày không lây nhiễm cộng đồng. Có 4 trường hợp dương tính Covid-19 trong một hộ gia đình ở Auckland. Các ca nhiễm không rõ nguồn lây, và không ra nước ngoài gần đây. Một vài bệnh nhân làm việc tại cơ sở thực phẩm đông lạnh ở Auckland, dẫn đến suy đoán rằng virus có thể đã tồn tại trong thực phẩm đông lạnh nhập khẩu.

Tuy nhiên, các quan chức của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho rằng không cần phải lo sợ về khả năng nhiễm virus từ thực phẩm hoặc thức ăn đóng gói. Mike Ryan, Giám đốc điều hành Chương trình Khẩn cấp Y tế của WHO, khuyên: "Mọi người không nên sợ thực phẩm, đồ đóng gói, thực phẩm chế biến sẵn hoặc giao hàng".

Các nhà nghiên cứu từ Singapore và Ireland phản biện rằng mặc dù nguy cơ lây truyền thấp, nhưng khả năng bùng phát dịch bệnh vẫn tồn tại. Nhóm này khuyến cáo: "Thực phẩm không phải là con đường lây chính, nhưng khả năng vận chuyển hàng hóa bị nhiễm Covid-19 đến khu vực không có Covid-19 và bắt đầu bùng phát dịch là một giả thuyết quan trọng".

Việc tìm hiểu nguy cơ thực phẩm nhiễm Covid-19, mầm bệnh có tồn tại khi xuất khẩu, sự tồn tại của virus khi vận chuyển và điều kiện bảo quản hàng hóa, là điều cần thiết.

"Chúng tôi tin rằng có thể thực phẩm nhập khẩu bị nhiễm khuẩn truyền virus sang công nhân và môi trường. Một người xử lý thực phẩm bị nhiễm, có khả năng trở thành trường hợp chỉ điểm của một đợt bùng phát mới", các tác giả nghiên cứu cho biết.

Nghiên cứu chưa được khẳng định bởi các đánh giá chéo. Tuy nhiên, phát hiện của nhóm nghiên cứu, cùng với các báo cáo của Trung Quốc, đã gửi cảnh báo đến các cơ quan có thẩm quyền về an toàn thực phẩm. Ngành công nghiệp thực phẩm ở các quốc gia được khuyến cáo cần đề phòng rủi ro từ thực phẩm nhập khẩu.

Khuyến cáo loại khẩu trang không nên dùng vì không ngăn được Covid-19(VietQ.vn) - PGS Nguyễn Lân Hiếu - Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội cho biết các bác sĩ của Bệnh viện Đại học Y Hà Nội đã tóm tắt về khuyến cáo sử dụng khẩu trang, tấm chắn giọt bắn của CDC Hoa Kỳ.

Theo số liệu cập nhật trên trang Worldometers tính đến 6h sáng ngày 28/8, tổng số ca mắc Covid-19 trên toàn thế giới là 24.602.641 trường hợp, trong đó có 834.707 trường hợp tử vong. Số ca mắc bệnh đã phục hồi là 17.071.490 trường hợp. Dịch bệnh đã ảnh hưởng tới 213 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới

Trong đó 5 quốc gia đứng đầu bảng thống kê dịch bệnh Covid-19 gồm Mỹ, Brazil, Ấn Độ, Nga và Nam Phi. Ổ dịch lớn nhất thế giới, Mỹ, ghi nhận thêm 43.291 ca mắc vào hôm qua (27/8), nâng tổng số ca mắc Covid-19 tại nước này lên 6.043.656. Số ca tử vong ở Mỹ do Coronavirus mới đã lên tới 184.719 sau khi gia tăng các trường hợp mới trong tháng 6 và tháng 7, đặc biệt là ở các điểm nóng như California, Florida và Texas.

Theo Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA), đại dịch Covid-19 đang làm trầm trọng thêm vấn đề thiếu thuốc men của Mỹ. “Do ảnh hưởng của Covid-19, chúng tôi ngày càng gia tăng nhu cầu đối với một số loại thuốc. Điều này kết hợp với số ca nhập viện cũng gia tăng đã làm cạn kiệt nguồn cung”, Valerie Jensen, quan chức của FDA cho biết. Suốt nhiều tuần qua, đảng Cộng hòa và đảng Dân chủ đã bế tắc về quy mô và chi tiết của dự luật phản ứng với Covid-19 lần thứ 5.

Tại châu Mỹ Latin, số ca mắc Covid-19 đã vượt quá 7 triệu vào hôm qua. Brazil là nước bị ảnh hưởng nặng nhất bởi Covid-19 ở Mỹ Latin, và là ổ dịch lớn thứ 2 trên thế giới. Quốc gia Nam Mỹ này ghi nhận thêm 42.489 ca mắc và 970 ca tử vong, nâng tổng số lên 3.622.861 ca bệnh và 115.309 ca tử vong. Dịch bệnh cũng đang lây lan mạnh tại Mexico, Peru, Chile.

Nga ghi nhận thêm 4.711 ca mắc và 121 ca tử vong do Covid-19. Tổng số ca mắc bệnh tại Nga hiện tại là 975.576 trường hợp, trong đó 16.804 trường hợp tử vong. Trong một cuộc phỏng vấn với đài truyền hình Rossiya 24 hôm qua, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố vaccine thứ hai phòng Covid-19 của nước này đã sẵn sàng để ra mắt vào tháng 9, hãng tin Sputnik đưa tin.

Còn tại Việt Nam, theo bản tin 6h sáng ngày 28/8 của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19 cho biết, không có ca mắc mới COVID-19 được ghi nhân. Đây là sáng thứ 8 liên tiếp không có bệnh nhân mới. Trong số các bệnh nhân đang điều trị, hiện có 12 trường hợp tiên lượng nặng và nguy kịch.

An Dương (T/h)

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang