‘Tiêu chuẩn nào để đóng băng hoạt động khiêu khích ở Biển Đông?’

author 11:12 04/08/2015

(VietQ.vn) - Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đã phát biểu như vậy và bác bỏ một đề nghị đóng băng các hoạt động khiêu khích ở Biển Đông trong bài phát biểu với báo giới từ Singapore.

Sự kiện: Tình hình Biển Đông

Theo những tin tức mới nhất trên báo Giáo Dục, tình hình Biển Đông đã không được Malaysia đưa vào chương trình nghị sự chính thức trong hội nghị Ngoại trưởng ASEAN (AFR) lần thứ 48 được tổ chức tại nước này. Tuy nhiên, nhiều khả năng Biển Đông vẫn được thảo luận trong bối cảnh căng thẳng khu vực leo thang (bởi hành vi phá vỡ hiện trạng, gây hấn của Trung Quốc).

Trước thông tin này, trong bài phỏng vấn của hãng thông tấn Reuters, Lưu Chấn Dân - Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc cho rằng Biển Đông "không nên được thảo luận trong cuộc họp của Hiệp hội các nước Đông Nam Á ASEAN" khai mạc hôm nay. Ông Dân cho rằng hội nghị "nên tránh các vấn đề nhạy cảm, các nước ASEAN không nên can thiệp vào Biển Đông"?!

Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Lưu Chấn Dân cho rằng ASEAN không nên  can thiệp vào tình hình Biển Đông

Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Lưu Chấn Dân cho rằng ASEAN không nên  can thiệp vào tình hình Biển Đông

"Không nên thảo luận chuyện này. Đây không phải diễn đàn về chuyện đó. Đây là một diễn đàn thúc đẩy hợp tác. Nếu Mỹ làm căng vấn đề này, chúng tôi đương nhiên sẽ phản đối. Chúng tôi hy vọng họ sẽ không (nêu ra)", Lưu Chấn Dân nói với Reuters.

Trong khi đó, phát biểu với báo giới từ Singapore, Vương Nghị - Ngoại trưởng Trung Quốc bác bỏ một đề nghị đóng băng các hoạt động khiêu khích ở Biển Đông. "Có gì để đóng băng? Mỗi quốc gia có một cách nhìn khác nhau. Tiêu chuẩn nào để đóng băng? Ai sẽ phán xét các quá trình hoạt động đóng băng là gì? Đây là những câu hỏi rất phức tạp. Vì vậy đề nghị đóng băng có vẻ công bằng, nhưng nó thực sự không thực tế và sẽ không diễn ra trong thực tế", ông Nghị tuyên bố.

Tuy nhiên phó phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Mark Toner khẳng định, căng thẳng Biển Đông sẽ được thảo luận như một vấn đề an ninh khu vực. Theo lời ông Toner, "ARF là một diễn đàn trong đó các vấn đề an ninh quan trọng cần phải được nêu ra thảo luận và thẳng thắn. Chúng tôi tin rằng những diễn biến trong khu vực BIển Đông đáp ứng các tiêu chí này”.

Rõ ràng là, Mỹ rất lo lắng trước sự hung hăng leo thang mạnh mẽ của Trung Quốc trong khu vực. Giới quan sát quốc tế bình luận, rất có thể Mỹ sẽ lặp lại kêu gọi Bắc Kinh ngừng ngay các hoạt động bồi lấp, xây dựng và quân sự hóa đảo nhân tạo bất hợp pháp ở các vùng biển (Trung Quốc nhảy vào) tranh chấp.

Trung Quốc quyết gạt các vấn đề liên quan đến tình hình Biển Đông hiện nay khỏi hội nghị ASEAN 2015

Trung Quốc quyết gạt các vấn đề liên quan đến tình hình Biển Đông hiện nay khỏi hội nghị ASEAN 2015

Về phần mình, Thủ tướng Campuchia Hun Sen khuyến khích các bên liên quan trong tranh chấp Biển Đông "tiếp tục đàm phán với nhau". "Tôi không đứng về bất kỳ phía nào trong các bên tranh chấp ở Biển Đông, nhưng tôi muốn khuyến khích các nước liên quan trong tranh chấp tiếp tục đàm phán với nhau", Hun Sen phát biểu trong lễ khánh thành một cây cầu ở Campuchia.

Được biết, cả Mỹ và Trung Quốc đều không phải thành viên ASEAN nhưng được mời tham gia hội nghị Ngoại trưởng ASEAN lần thứ 48 tại Malaysia cùng một số nước ngoài khối. Ngoại trưởng Mỹ sẽ có mặt ở Kuala Lumpur vào ngày thứ 4 và thứ 5 tuần này.

Trong một diễn biến khác liên quan đến tình hình Biển Đông hiện nay, Trung tâm Chiến lược và Nghiên cứu Quốc tế (CSIS) có trụ sở tại Washington (Mỹ) tiết lộ, Bắc Kinh có thể chuẩn bị xây một đường băng thứ hai trên một đảo nhân tạo tại Biển Đông. Theo đó, đường băng của Trung Quốc trên đá Chữ Thập, cách đảo Hải Nam khoảng 1.000 km, đang trong "giai đoạn xây dựng cấp cao", báo VnExpress đưa tin.

Hình ảnh vệ tinh của một đá khác, Subi, nơi Trung Quốc đã cải tạo gần 4 triệu m2 đất cho thấy Bắc Kinh có thể chuẩn bị xây dựng một đường băng có chiều dài tương tự tại đây. "Một căn cứ không quân Trung Quốc tại đá Chữ Thập sẽ cho phép nước này theo dõi tình hình tốt hơn rất nhiều", CSIS viết và nói thêm rằng Trung Quốc có thể triển khai máy bay trinh sát và phi đội chiến đấu cơ trong khu vực.

Trung Quốc có thể sắp xây đường băng thứ hai ở Trường Sa thuộc Biển Đông Việt Nam

Trung Quốc có thể sắp xây đường băng thứ hai ở Trường Sa thuộc Biển Đông Việt Nam

"Trung Quốc có thể dễ dàng sử dụng các căn cứ không quân hơn để tuần tra hoặc tiến hành hoạt động tấn công hạn chế đối với các bên tuyên bố chủ quyền chồng lấn khác ở Biển Đông, hoặc thậm chí là với tài sản của Mỹ", trung tâm này viết.

Hiện Trung Quốc đơn phương tuyên bố chủ quyền với hầu hết Biển Đông, bất chấp sự phản đối quốc tế. Hoạt động xây đảo của Trung Quốc dự kiến sẽ được nghiên cứu kỹ trong cuộc họp an ninh cấp cao châu Á do Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) tổ chức. Sự kiện bắt đầu từ hôm nay và có sự tham dự của các nhà ngoại giao hàng đầu Mỹ và Trung Quốc.

Minh Thùy (T/h)

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang