Tổng giá trị xây dựng ở Việt Nam năm 2016 chạm mốc 8 tỷ USD

author 19:02 02/12/2016

(VietQ.vn) - Năm 2016, theo thống kê của cơ quan năng lượng quốc tế, tổng trị giá thị trường xây dựng Việt Nam đạt 7,7 tỷ USD, dự kiến năm 2021, sẽ đạt 14 tỷ USD.

Sự kiện: Chuyên đề: NÂNG CAO NĂNG SUẤT CHẤT LƯỢNG

Ông Nguyễn Công Thịnh – Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học và Công nghệ - Bộ Xây dựng phát biểu tại Hội thảo từ công trình tiết kiệm năng lượng đến công trình xanh - kinh nghiệm Đan Mạch cho biết, trong năm 2015, giá trị xây dựng khoảng 998,4 tỷ đồng, tỷ lệ đô thị hóa cả nước 35,5%, tỷ lệ người dân đô thi được cung cấp nước sạch qua hệ thống cấp nước tập trung đạt 81,5%, tỷ lệ thu gom, xử lý rác thải đô thị chiếm 84%. Mức tiêu thụ điện của Việt Nam trong 10 năm qua tang 400%.

Cùng với sự tăng trưởng về số lượng các tòa nhà và quy mô diện tích sàn thì tiêu thụ năng lượng trong khu vực này cũng tăng đáng kể hàng năm. Năm 2003, tiêu thụ năng lượng trong lĩnh vực dân dụng của Việt Nam chiếm 22,4% tổng mức tiêu thụ năng lượng quốc gia, năm 2014, khoảng 37 – 38%.

Những năm gần đây, trung bình tổng diện tích sàn xây dựng mới của Việt Nam khoảng 80-90 triệu m2/năm. Khu vực văn phòng làm việc, khách sạn, trung tâm thương mại cũng có tốc độ gia tăng nhanh cùng với tốc độ gia tăng các tòa nhà quy mô trung mình và quy mô lớn trong cả nước, đặc biệt là ở các đô thị lớn.

Trong thời gian tới, nhằm định hướng, thúc đẩy sử dụng năng lượng tiết kiệm, ngành xây dựng cần phải xây dựng hành lang pháp lý về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong các cong trình xây dựng. Trong đó, năm 2003, Chính phủ đã ban hành Nghị định 102/2003/NĐ-CP về “Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả”.

Bộ Xây dựng đã ban hành Quy chuẩn xây dựng Việt Nam (QCXDVN 09:2005) – Các công trình xây dựng sử dụng năng lượng hiệu quả, và được thay thế bằng QCVN 09:2013/BXD.

Năm 2010, Quốc hội đã thông qua Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Nghị định 21/2011/NĐ-CP về Quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Sử dụng tiết kiệm và hiệu quả. Năm 2013, Bộ Xây dựng ban hành QCVN 09:2013/BXD về Các công trình xây dựng năng lượng hiệu quả thay thế QCXDVN 09:2005/BXD.

Cùng với đó, cần phải triển khai các hoạt động thúc đẩy sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong các công trình xây dựng như: Khảo sát, kiểm toán năng lượng các công trình xây dựng theo loại hình; nghiên cứu xây dựng định mức sử dụng năng lượng cho một số loại hình các công trình xây dựng; Chuyển dịch một số Tiêu chuẩn về tiết kiệm năng lượng trong các công trình; Tổ chức nhiều lớp tập huấn về việc áp dụng QCVN 09:2013/BXD. Các lớp nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý, tư vấn tại các cơ quan quản lý ở cấp trung ương và địa phương, từ các đơn vị tư vấn, thiết kế, thi công công trình đến các cán bộ quản lý, vận hành tòa nhà.

Ngoài ra, cần phải hợp tác quốc tế hỗ trợ các hoạt động thúc đẩy sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong công trình xây dựng, nghiên cứu xây dựng quy chuẩn, phương pháp thử nghiệm, dán nhãn năng lượng cho một số loại vật liệu xây dựng.

Trong thời gian qua, Việt Nam đã phối hợp với dự án hợp tác IFC-WB nhằm hỗ trợ áp dụng tuân thủ QCVN 09:2013/BXD tại 3 công trình ở Hà Nội, Đà Nẵng và TP Hồ Chí Minh. Khảo sát hiện trạng sử dụng năng lượng tại 57 công trình ở 3 thành phố lớn như Hà Nội, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh. Tổ chức nhiều hội thảo tập huấn năng cao năng lực và hội thảo chuyên ngành cho hơn 1000 cán bộ và chuyên gia làm việc trong lĩnh vực tư vấn và thẩm tra thiết kế công trình xây dựng trên toàn quốc. Dự án còn khảo sát và lấy ý kiến về việc thực hiện QCVN 09:2013/BXD tại 63 Sở xây dựng trong cả nước.

Cùng với đó là các dự án như LCEE hợp tác với Đan Mạch trong thời gian từ 2013 – 2016, dự án VCEP hợp tác với USAID (2014 – 2017) đã tiến hành khảo sát điều tra thu thập số liệu 280 công trình xây dựng tại 5 tỉnh, thành phố (Hà Nội, Hải Phòng, Cần Thơ, Hồ Chí Minh, Đà Nẵng) với các công trình có tổng diện tích 2,500m2 trở lên trong khoảng 10 năm trở lại đây. Dự án hợp tác với UNDP giai đoạn 2016 – 2019 nhằm năng cao hiệu quả sử dụng năng lượng trong các tòa nhà thương mại và chung cư cao tầng ở Việt Nam.

Trong thời gian tới, cần nghiên cứu đề xuất sửa đổi một số luật và Nghị định liên quan tới sử dụng tiết kiệm năng lượng và hiệu quả công trình xanh; Nghiên cứu, rà soát, bổ sung, xây dựng các định mức, đơn giá, suất đầu tư liên quan đến tiết kiệm năng lượng và công trình xanh; Tăng cường huy động sự tham gia của ngân hàng và các tổ chức tín dụng cho hoạt động tiết kiệm năng lượng, hiệu quả, phát triển công trình xanh, thông qua cơ chế cho vay ưu đãi, bảo lãnh vay, vay trung và dài hạn …

Ngoài ra, cần phải triển khai các chương trình khoa học và công nghệ trọng điểm cấp Bộ “Nghiên cứu ứng dụng công nghệ, vật liệu tiết kiệm năng lượng, năng lượng tái tạo trong công trình xây dựng và thúc đẩy phát triển công trình xanh”, trong đó bao gồm việc xây dựng cơ chế chính sách, tiêu chuẩn, hướng dẫn kỹ thuật, đào tạo tăng cường năng lực và xây dựng các mô hình, dự án thí điểm về phát triển công trình xanh.

Đức Mậu

Nâng cao chất lượng hoạt động xuất bản sách khoa học và công nghệ(VietQ.vn) - Nhà xuất bản cần phải nâng cao hơn nữa chất lượng nội dung, mở rộng thêm lĩnh vực, phân khúc thị trường để hướng đến từng đối tượng cụ thể trong xã hội.
Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang