'Án mạng' từ một chén rượu, giáo sư cả đời không quên

author 07:29 23/08/2017

(VietQ.vn) - Từng có hàng chục năm thâm niên trong nghiên cứu bệnh về gan nhưng GS. Cù Dao vẫn không thể quên trường hợp bệnh nhân gan tử vong vì đúng 1 chén rượu.

"Án mạng" từ một chén rượu, giáo sư cả đời không quên

Là chủ nhiệm Trung tâm Nghiên cứu Bệnh về Gan thành phố Thượng Hải, từng có hàng chục năm thâm niên trong nghề, nhưng giáo sư Cù Dao vẫn không thể quên được trường hợp của một bệnh nhân gan tử vong vì đúng 1 chén rượu.

Mỗi khi nhắc lại câu chuyện này, vị giáo sư ấy vẫn không khỏi suy tư.

''Án mạng'' từ một chén rượu, giáo sư cả đời không quên

 Câu chuyện "án mạng" từ một chén rượu khiến vị giáo sư ám ảnh. Ảnh: Tri thức trẻ

"Trước đây, có một bệnh nhân trung niên mắc viêm gan cấp tính từng điều trị ở chỗ chúng tôi. Khi công năng gan khôi phục trở lại, tôi mới yên tâm để người này xuất viện.

Lúc ấy đang vào dịp lễ Tết, bệnh nhân này nhớ kỹ lời dặn của bác sĩ, một giọt rượu cũng không uống. Chỉ có duy nhất một lần ăn cơm, có người bạn thân mời nếm thử rượu ngon. Ông ấy không tài nào cưỡng nổi hương thơm của rượu, thầm nghĩ rằng uống một chén chắc cũng không sao, liền nâng ly. Nào ngờ ngay hôm sau, bệnh nhân này xuất hiện triệu chứng đi tiểu khó khăn, cơ thể mệt mỏi, buồn nôn…

Chính chén rượu ấy đã khiến bệnh gan của ông bị tái phát, thậm chí còn nhanh chóng biến chứng thành dạng trầm trọng. Sau đó, chúng tôi dù tận lực cứu chữa, nhưng bệnh nhân ấy đã qua đời vì biến chứng của căn bệnh…".

Qua câu chuyện trên, giáo sư Cù Dao chỉ rõ:

"Uống rượu quá nhiều, cơ quan bị tổn thương nặng nhất là gan. Người ta thường nói là "say rượu", nhưng thực chất đây là tình trạng ngộ độc rượu. 90% lượng cồn vào cơ thể được chuyển hóa tại gan. Lượng cồn quá nhiều sẽ khiến quá trình chuyển hóa của tế bào gan bị rối loạn. Đây là nguyên nhân hàng đầu gây tổn thương gan".

Rượu thực sự đáng sợ, bạn có biết?

 
Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới, số người tử vong hằng năm vì những căn bệnh liên quan đến rượu bằng tổng số người chết bởi sốt rét và sởi cộng lại. Con số này thậm chí còn cao hơn lượng người tử vong vì hút thuốc!
 

Thông tin từ Trung tâm Chống độc (Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội), trong dịp Tết Dương lịch 2017, các bác sĩ đã tiếp nhận trường hợp một nam bệnh nhân 47 tuổi (Hà Nội) trong tình trạng hôn mê, huyết áp tụt, tổn thương não và ngừng tim do uống rượu liên tiếp trong vòng 4 ngày.

Sau nỗ lực cấp cứu, tim đập trở lại, bệnh nhân được chỉ định lọc máu, điều trị rối loạn suy thận. Tuy nhiên, kết quả đánh giá cho thấy bệnh nhân bị suy thận, tổn thương não nghiêm trọng, không có khả năng phục hồi, không thể cứu chữa. Gia đình xin đưa bệnh nhân về nhà.
''Án mạng'' từ một chén rượu, giáo sư cả đời không quên

 Bệnh nhân sảng rượu liên tục nói sảng phải trói tay, chân trên giường tại phòng cấp cứu khoa Tiêu hóa, Bệnh viện Bạch Mai. Ảnh: Zing

Nghiên cứu của Bộ Y tế cho thấy giai đoạn 2007-2017, 58 vụ ngộ độc rượu xảy ra với 382 người mắc và 90 người tử vong. Trong đó, tử vong do methanol chiếm nhiều nhất với tỷ lệ 49%, do rượu ngâm cây rừng là 19,4%.

PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh - Viện Công nghệ Thực phẩm (ĐH Bách khoa Hà Nội) cho biết, người uống phải rượu giả có chứa methanol rất nguy hiểm. Methanol là chất rất độc, nếu đưa vào cơ thể người với lượng nhỏ gây mù, nhiều hơn có thể gây tổn thương não, dây thần kinh thị giác, hoại tử não, tổn thương nội tạng nguy hiểm cho tính mạng.

Nói về các biểu hiện của người uống phải rượu giả, bác sĩ Nguyễn Phương (Bệnh viện Đại học Y Hà Nội) cho hay, người uống phải rượu giả có thể mất khả năng vận động tự chủ, không cầm được bát đũa, rót nước ra ngoài, không điều khiển được hành vi, nói líu lưỡi, gọi nhầm tên người, không thể đi lại, mất cân bằng cơ thể, không tự ngồi. Nặng hơn có thể gọi hỏi không biết, mất các phản xạ hoặc rơi vào tình trạng hôn mê, gây nguy hiểm tới tính mạng nếu không được cấp cứu kịp thời.

''Án mạng'' từ một chén rượu, giáo sư cả đời không quên

 Đã không có ít trường hợp bị mù lòa hay tổn thương não do uống phải rượu có chứa methanol. Ảnh: Health

Nguyên tắc phòng ngừa ngộ độc rượu

1. Không uống cồn công nghiệp và rượu có hàm lượng Methanol > 0,1% vì có thể gây mù mắt và tử vong.

2. Không uống rượu nồng độ từ 30 độ trở lên vượt quá 30ml/người/ngày.

3. Không uống rượu ngâm với lá, rễ cây, phủ tạng động vật không rõ độc tính hay rượu ngâm theo kinh nghiệm cá nhân.

4. Không uống rượu khi: không biết đó là rượu gì, rượu không có nguồn gốc, rượu không công bố tiêu chuẩn chất lượng, khi đang đói, mệt hoặc đang uống thuốc điều trị.

5. Trẻ em dưới 16 tuổi không được uống rượu bia.

5 thứ mà nội tạng sợ nhất nhưng chúng ta lại vô tư nạp vào cơ thể(VietQ.vn) - Bởi chính lối sống hàng ngày trong môi trường quá độc hại đã khiến nội tạng cơ thể tiềm ẩn nguy cơ mắc bệnh ở mức độ cao.

Dũng Linh (TH)

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang