Cải thiện trách nhiệm xã hội trong chuỗi thực phẩm toàn cầu

author 10:52 07/02/2022

(VietQ.vn) - Trách nhiệm xã hội không chỉ tốt trong kinh doanh mà đó là công việc của mọi người. Tiêu chuẩn ISO/TS 26030 - tài liệu hướng dẫn mới cho lĩnh vực nông nghiệp thực phẩm.

Từ việc chấm dứt nạn đói và béo phì đến bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên, ngành công nghiệp thực phẩm và nông nghiệp có vai trò to lớn trong sự phát triển bền vững của thế giới. Tiêu chuẩn ISO 26000 là tài liệu tham khảo quốc tế về trách nhiệm xã hội, cung cấp hướng dẫn thực hành tốt nhất để giúp các tổ chức hoạt động một cách có đạo đức và minh bạch, đóng góp trực tiếp cho sự phát triển bền vững.

Giờ đây, đã có tài liệu kỹ thuật mới cho ngành công nghiệp thực phẩm cung cấp hướng dẫn cụ thể theo ngành để thực hiện trách nhiệm xã hội và cụ thể là ISO 26000.

ISO/TS 26030, Trách nhiệm xã hội và phát triển bền vững - Hướng dẫn sử dụng ISO 26000:2010 trong chuỗi thực phẩm, cung cấp hướng dẫn về cách tổ chức trong chuỗi sản xuất thực phẩm có thể đóng góp cho phát triển bền vững đồng thời xem xét đến tất cả luật pháp, quy định và kỳ vọng của các bên liên quan. Tài liệu sẽ giúp các tổ chức như công ty thực phẩm, trang trại, hợp tác xã, nhà chế biến và nhà bán lẻ, bất kể quy mô hoặc địa điểm, thiết lập một danh sách các hoạt động cần thực hiện để có trách nhiệm với xã hội hơn.

Bà Sandrine Espeillac, Thư ký ban kỹ thuật ISO đã xây dựng hướng dẫn, cho biết: Ngày càng có nhiều nhu cầu của người tiêu dùng để thực hành bền vững và có trách nhiệm với xã hội ở mỗi bước của chuỗi sản xuất thực phẩm, tạo ra nhu cầu thực sự cho các hệ thống và quy trình được thống nhất quốc tế. Lĩnh vực thực phẩm và nông nghiệp có ảnh hưởng đáng kể đến thế giới và sự thịnh vượng của chúng ta.

Do đó, việc sử dụng ISO/TS 26030 không chỉ giúp cải thiện trách nhiệm xã hội và tính bền vững trong ngành công nghiệp thực phẩm mà còn tác động tích cực đến toàn xã hội. Nó cũng giúp các tổ chức đóng góp cho nhiều mục tiêu trong 17 Mục tiêu Phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc. Quá trình xây dựng tài liệu còn có sự tham gia của Tổ chức Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc (FAO).

Ngoài ra, tài liệu kỹ thuật ISO này sẽ giúp hài hòa cách tiếp cận khác nhau đối với tính bền vững trong lĩnh vực nông nghiệp thực phẩm ở cấp quốc tế, mang lại cho người dùng lợi thế cạnh tranh. ISO/TS 26030 cũng là chủ đề của hội nghị chuyên đề về việc đạt được các mục tiêu trách nhiệm xã hội, được tổ chức trước đó tại Hội đồng Kinh tế, Xã hội và Môi trường của Chính phủ Pháp tại Paris, Pháp.

Sự kiện này được tổ chức bởi La Cooper Agricole, AFNOR và BPI France, được khai mạc bởi Patrick Bernasconi, Chủ tịch Hội đồng, và có các diễn giả từ Bộ Nông nghiệp Pháp, La Coopération Agricole và AFNOR, cùng các chuyên gia về trách nhiệm và tiêu chuẩn hóa.

ISO/TS 26030 là ứng dụng trong ngành thực phẩm của ISO 26000, Hướng dẫn về trách nhiệm xã hội, tiêu chuẩn hàng đầu của ISO về trách nhiệm xã hội. ISO/TS 26030 được xây dựng bởi ủy ban kỹ thuật ISO/TC 34, Sản phẩm thực phẩm, ban thư ký là cơ quan tiêu chuẩn Pháp - AFNOR.

Ngọc Bích

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang