Cảnh giác với giày, dép không rõ nguồn gốc
Từ 1/8, giá gas giảm lần thứ 4 liên tiếp
Đặt cọc bổ sung mua VinFast VF 8, nhận ngay voucher nghỉ dưỡng 118 triệu đồng của Vinpearl
Sau thời gian theo dõi, thẩm tra, xác minh thông tin xác định về nơi cất giữ hàng hóa có dấu hiệu vi phạm, Cục Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Nam Định đã chỉ đạo Đội Quản lý thị trường số 1 phối hợp với Đội 3, Phòng Cảnh sát kinh tế - Công an tỉnh Nam Định đột xuất kiểm tra kho chứa hàng hóa do ông Đặng Đình Chanh (sinh năm 1968, thường trú tại Xã Mỹ Hưng, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định) làm chủ.
Quá trình kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện gần 8 nghìn đơn vị sản phẩm hàng hóa là dép nam không có nhãn hàng hóa theo quy định. Chủ cơ sở chưa xuất trình được hóa đơn, chứng từ và tài liệu liên quan đến số hàng hóa trên.
Lực lượng chức năng đã tạm giữ, niêm phong toàn bộ số hàng hóa để tiếp tục hoàn thiện hồ sơ, xử lý theo quy định.
Liên quan tới dép nhập lậu, dép không rõ nguồn gốc kém chất lượng, các bác sĩ cho biết, dép là sản phẩm sử dụng hằng ngày. Tuy nhiên, không ít người sau khi đi dép gặp hiện tượng ngứa, hôi chân... nguyên nhân do việc sử dụng giày dép kém chất lượng hoặc không đúng cách.
Đặc biệt, giày, dép có chất liệu là da kém chất lượng dễ bị nấm mốc phát triển khiến chân dễ đổ mồ hôi khi bị “nhốt” lâu trong giày. Sự kết hợp của độ ẩm, nhiệt từ bàn chân và bóng tối bên trong giày rất lý tưởng cho nấm mốc phát triển. Khi xỏ chân vào những đôi giày chứa cả ổ vi khuẩn rất dễ bị hôi, ngứa thậm chí bị nấm.
Do đó, các bác sĩ khuyến cáo người dùng cần chọn lựa sản phẩm giày, dép có chất lượng tốt, rõ nguồn gốc, xuất xứ. Ngoài ra, không nên mua giày dép theo kích cỡ duy nhất mà nên đo kích thước bàn chân và lựa chọn giày dép phù hợp với size mới sau mỗi lần kiểm tra sức khỏe.
Liên quan tới hành vi buôn bán, vận chuyển hàng hóa không rõ nguồn gốc, theo quy định tại Nghị định 98/2020/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng thì “hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ” được xác định là hàng hóa lưu thông trên thị trường không có căn cứ xác định được nguồn gốc nơi sản xuất hoặc xuất xứ của hàng hóa.
Mức xử phạt đối với hành hóa không có nhãn mác được quy định tại khoản 4 Điều 31 Nghị định số 119/2017/NĐ-CP. Cụ thể, phạt tiền đối với hành vi kinh doanh hàng hóa theo quy định phải có nhãn hàng hóa mà không có nhãn hàng hóa; không có nhãn gốc hoặc có nhãn gốc nhưng bị thay đổi được quy định như sau: Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị đến 5.000.000 đồng;
Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng;
Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng;
Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng;
Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng;
Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng;
Phạt tiền từ 35.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng; Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị trên 100.000.000 đồng.”
Như vậy, cá nhân thực hiện hành vi kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300 ngàn đồng đến 50 triệu đồng tùy thuộc vào giá trị hàng hóa vi phạm.
An Nguyên (T/h)