Đẩy mạnh hoạt động thử nghiệm, giám định chất lượng vàng trang sức mỹ nghệ

author 08:02 02/08/2015

(VietQ.vn) - Sau hơn một năm triển khai thực hiện Thông tư 22/2013/TT-BKHCN về quản lý chất lượng vàng trang sức, mỹ nghệ lưu thông trên thị trường, Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng 3 (QUATEST 3) đã thử nghiệm và giám định trên 1 trăm nghìn mẫu vàng trang sức, mỹ nghệ... đảm bảo đáp ứng nhu cầu thử nghiệm, giám định chất lượng vàng của doanh nghiệp.

Sự kiện: CHÀO MỪNG 60 NĂM THÀNH LẬP NGÀNH TIÊU CHUẨN ĐO LƯỜNG CHẤT LƯỢNG

Đẩy mạnh hoạt động thử nghiệm, giám định chất lượng vàng trang sức mỹ nghệ

Ông Nguyễn Thành Bảo, Phụ trách Phòng Thử nghiệm Hóa của Trung tâm Kỹ thuật 3 phát biểu tại hội thảo

80% sản phẩm vàng thử nghiệm phù hợp với công bố trên nhãn

Phát biểu tại hội thảo về quản lý đo lường, chất lượng vàng sang sức mỹ nghệ Chất lượng Việt Nam (Vietq.vn) tổ chức gần đây, ông Nguyễn Thành Bảo, Phụ trách Phòng Thử nghiệm Hóa  - QUATEST 3 cho biết: “Trung tâm đã thử nghiệm và giám định được trên 1100 mẫu vàng, trang sức vàng bằng phương pháp XRF, theo TCVN 7455:2014. Nguồn mẫu thử nghiệm và giám định tại Phòng Thử nghiệm Hóa của Trung tâm chủ yếu từ các doanh nghiệp kinh doanh và sản xuất vàng, trang sức. Trong đó, tỷ lệ đạt yêu cầu so với nhãn dán và công bố trên sản phẩm khoảng 80%. 

Về công tác Đo lường, phòng Đo lường Khối lượng của Trung tâm cũng đã kiểm định dưới 10 phương tiện đo do khách hàng gửi đến. Tuy nhiên, tất cả các phương tiện đo này đều không đạt. Nguyên nhân các phương tiện đo không đạt là do nhãn mác không có đầy đủ các thông tin quan trọng và cần thiết theo yêu cầu của qui trình kiểm định (cụ thể là mục 7.1 ĐLVN 16:2009). Mặt khác, các phương tiện đo này có độ ổn định không cao và không có cơ chế chống can thiệp vào độ chính xác…”

Ông Bảo lưu ý với các doanh nghiệp: "Các chi tiết của sản phẩm có hàm lượng vàng khác nhau nên nếu các doanh nghiệp chọn thực hiện theo phương pháp XRF sẽ không đánh giá được hàm lượng vàng của từng chi tiết. Do vậy, khi công bố trên nhãn sản phẩm vàng các doanh nghiệp nên công bố hàm lượng từng chi tiết để dễ kiểm tra hoặc chú ý sử dụng cùng loại vật liệu cho tất cả các chi tiết. Các sản phẩm có lớp mạ không áp dụng TCVN 7455:2014 để đánh giá. Nên để phân tích được các sản phẩm này thì cần phải phá hủy mẫu. Ngoài ra, nếu thử nghiệm bằng ICP OES cần có chuẩn Au tinh khiết đến 99,99X làm nền, chi phí thử nghiệm sẽ cao.”

Đẩy mạnh hoạt động thử nghiệm, giám định chất lượng vàng trang sức mỹ nghệ

Đẩy mạnh hoạt động thử nghiệm, giám định chất lượng vàng trang sức mỹ nghệ

Giám định vàng thỏi do doanh nghiệp chuyển đến Trung tâm Kỹ thuật 3

Dịch vụ đáp ứng yêu cầu của Thông tư 22

Tính đến nay,QUATEST 3 đã có các dịch vụ: Đo lường (hiệu chuẩn/kiểm định) các phương tiện đo; Giám định, Đánh giá, Chứng nhận vàng và trang sức mỹ nghệ từ vàng; Thử nghiệm hàm lượng vàng phục vụ cho công tác thanh kiểm tra của cơ quan chức năng và công tác kiểm tra chất lượng sản phẩm của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. Tất cả các dịch vụ này của Trung tâm đều đáp ứng yêu cầu của Thông tư 22/2013/TT-BKHCN. Cụ thể như sau:

- Trung tâm thử nghiệm theo phương pháp TCVN 7455:2014 (không pháp hủy mẫu) sử dụng thiết bị quang phổ huỳnh quang tia X. Với phương pháp này sẽ giúp phân biệt được lớp mạ trước khi thử nghiệm; Đo lượng trên bề mặt nhỏ đến 0,25 mm giúp xác định hàm lượng vàng trên các chi tiết rất nhỏ; Có camera hỗ trợ chọn vị trí đo cho phép đo ở vị trí khác nhau;

- Thử nghiệm theo phương pháp TCVN 9876:2013 (ISO 15093:2008) (phá hủy mẫu) sử dụng thiết bị quang phổ phát xạ ghép cặp plasma ICP-OES. Ưu điểm của phương pháp này là giới hạn phát hiện thấp giúp phân tích chính xác hơn ở các mẫu vàng có độ tinh khiết cao như Vàng 99,99%, phương pháp có độ tự động hóa cao, có thể thử nghiệm hàng loạt mẫu. Tuy nhiên, thực hiện phương pháp này bắt buộc phải phá hủy mẫu.

- Thử nghiệm theo phương pháp hỏa luyện (Fire Assay) – TCVN 9875:2013. Đây là phương pháp trọng tài (xác định trực tiếp vàng trong mẫu); phân tích chính xác Au ở các hàm lượng khác nhau. Tuy nhiên, thực hiện phương pháp này bắt buộc phải phá hủy mẫu.

Đẩy mạnh hoạt động thử nghiệm, giám định chất lượng vàng trang sức mỹ nghệ

Đẩy mạnh hoạt động thử nghiệm, giám định chất lượng vàng trang sức mỹ nghệ

Thiết bị quang phổ huỳnh quang tia X và Bộ quả cân chuẩn của QUATEST 3

Đo lường

Phòng Đo lường Khối lượng của QUATEST 3 được trang bị các chuẩn đo lường liên kết chuẩn Quốc gia/Quốc tế và các phương tiện truyền chuẩn phù hợp. Phòng cung cấp các dịch vụ kiểm định/hiệu chuẩn các loại phương tiện đo như:

- Quả cân các loại đến cấp chính xác E2- Cân Không tự động các cấp chính xác I, II, III, IV đến 5000 kg - Cân tự động đóng gói- Các phương tiện đo dung tích chính xác của phòng thí nghiệm dựa trên phương pháp khối lượng với độ chính xác cao:buret;buret tự động;burette piston;pipet một mức; pipet chia độ; pipet piston:bình định mức;cốc thí nghiệm; ống đong ...- Các bình chuẩn dung tích; pipet chuẩn

Năng lực hiệu chuẩn của QUATEST 3 được tổ chức đánh giá công nhận của BOA công nhận đạt chuẩn mực ISO/IEC 17025. Về năng lực kiểm định, Trung tâm đã được Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng công nhận và có quyết định chỉ định Trung tâm là tổ chức kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường...

Giám định – Chứng nhận

Trung tâm thực hiện giám định và đánh giá, chứng nhận hợp chuẩn vàng, trang sức mỹ nghệ theo TCVN 7054:2014. Phương thức đánh giá, chứng nhận tại Trung tâm được thực hiện theo qui định tại Thông tư 28/2012/TT-BKHCN, cụ thể như sau:

Phương thức 1: Thử nghiệm mẫu điển hình;

Phương thức 5: Thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất hoặc trên thị trường kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất;

Phương thức 7: Thử nghiệm, đánh giá lô sản phẩm, hàng hóa;

Phương thức 8: Thử nghiệm hoặc kiểm định toàn bộ sản phẩm, hàng hóa. Riêng giám định số mẫu, có thể được thỏa thuận giữa bên yêu cầu và Tổ chức thực hiện giám định.

Giám định vàng thương phẩm (áp dụng trong giao dịch mua bán giữa các doanh nghiệp, cá nhân trong nước và xuất khẩu; Phục vụ xuất khẩu vàng trang sức, mỹ nghệ theo qui định của Quyết định số 788/QĐ-BTC ngày 27/4/2015; Phục vụ quá trình sản xuất của các doanh nghiệp, cá nhân) được áp dụng theo TCVN 7054:2014 – Vàng thương phẩm – Yêu cầu kỹ thuật, theo Thông tư 22/2013/TT-BKHCN; Và theo các tiêu chuẩn của nước ngoài có liên quan đến vàng thương phẩm phục vụ xuất khẩu. 

Phương thức giám định đối với vàng thương phẩm tại Trung tâm được thực hiện giám định mẫu điển hình do các cơ quản lý Nhà nước hoặc cá nhân chuyển đến; và giám định lô sản phẩm kết hợp giám sát quá trình sản xuất.

Thanh Hải


Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang