Doanh nghiệp cần chủ động ứng dụng khoa học công nghệ thời kì 4.0

author 06:57 28/11/2020

(VietQ.vn) - Thay vì thụ động, các doanh nghiệp cần tiếp cận và ứng dụng công nghệ một cách chủ động, hướng tới sự phát triển bền vững.

Từ trước đến nay, chưa có năm nào các nhà kinh tế, dự báo liên tục đưa ra các dự báo theo hướng điều chỉnh giảm như năm 2020. Ở cuộc nghiên cứu và dự báo tháng 8/2020, IMS và một số nhà kinh tế đã dự báo GDP toàn cầu năm 2020 sẽ tăng trưởng âm khoảng 4,4%. Khu vực đồng tiền chung châu Âu tăng trưởng âm khoảng 6%, đặc biệt là Anh có mức tăng trưởng dự đoán âm 9,8%.

Ở thời điểm đại dịch Covid-19 mới bùng phát trên quy mô toàn cầu, đa số các nhà phân tích dự đoán kinh tế thế giới sẽ phục hồi theo kiểu hình chữ V. Việt Nam cũng không thể tránh khỏi ảnh hưởng và Việt Nam là một trong số quốc gia hiếm hoi có được tăng trưởng GDP dương. 

Dịch Covid-19 đã tác động đến mọi mặt của kinh tế, xã hội trên toàn cầu. Tại Việt Nam, đối với xã hội, dịch Covid-19 có thể tạo ra tỷ lệ thất nghiệp cao, sự suy sụp của một số ngành nếu không có hỗ trợ từ Chính phủ. Còn đối với doanh nghiệp, dịch Covid-19 khiến bảng cân đối kế toán suy yếu, các doanh nghiệp nhỏ là đơn vị bị thiệt hại nặng nề nhất.

"Để có thể thích ứng với “bình thường mới”, doanh nghiệp cần hoạt động một cách bền vững hơn để tái tạo tương lai. Việc tái thiết sẽ là cần thiết cho mọi doanh nghiệp đang trên đà suy thoái và lực lượng lao động chất lượng cao sẽ là động lực chính cho tăng trưởng dài hạn của doanh nghiệp quốc gia", bà Quỳnh Vân - Tổng Giám đốc PwC Việt Nam nhìn nhận.

Các doanh nghiệp cần tiếp cận và ứng dụng công nghệ một cách chủ động. Ảnh minh họa.

Chia sẻ về các giải pháp để nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp trong nước, đặc biệt trong bối cảnh chuyển đổi số, ông Đỗ Huy Bình, Giám đốc Công ty cổ phần Giải pháp chuỗi cung ứng Smartlog cho biết, Smartlog đã làm việc với hơn 100 doanh nghiệp lớn và vừa; đồng thời, gián tiếp làm việc với hàng nghìn doanh nghiệp logistics khác.

Chuyển đổi số là quá trình đòi hỏi sự chuẩn bị toàn diện mà Việt Nam chỉ mới đang ở giai đoạn ban đầu xây dựng nền móng cho việc chuyển đổi. Hiện nay, nhiều doanh nghiệp chỉ mới đưa công nghệ vào một cách thụ động mà thay vì chủ động như ở nhiều quốc gia trong khu vực và trên thế giới.

“Từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát, các doanh nghiệp tìm đến chúng tôi vì phòng ngừa thay vì nhận định nó là bước chuyển trong tương lai. Nhưng doanh nghiệp phía sau về kho hàng đưa công nghệ vào rất chậm chạp”, ông Bình chia sẻ. 

Ông Bình còn nhận định, tại thị trường Việt Nam, doanh nghiệp đa số là nhỏ và vừa nhưng lại có cơ hội chuyển đổi ứng dụng giải pháp công nghệ thông tin nhanh hơn so với các tập đoàn lớn, tập đoàn toàn cầu vì họ phải chuyển đổi cả bộ máy toàn cầu. Đây chính là một lợi thế cho các doanh nghiệp Việt tiếp cận và chuyển đổi. 

Khẳng định chuyển đổi số, thông minh phải dựa trên dữ liệu, song hệ thống cơ sở dữ liệu của Việt Nam hiện rất phân tán. “Khi làm một review container, nhưng có lẽ sẽ mất đến 2-3 năm để tập hợp thông tin và thuyết phục các doanh nghiêp cùng hợp tác chia sẻ dữ liệu. Do đó, quá trình chuyển đổi số của Việt Nam phải bắt đầu phải từ việc xây dựng nền tảng dữ liệu”, ông Bình chia sẻ.

Khoa học và công nghệ là yếu tố then chốt để phát triển công nghiệp vật liệu(VietQ.vn) - Bộ KH&CN cho rằng, cần ưu tiên trong phát triển KH&CN nói chung, KH&CN lĩnh vực vật liệu nói riêng, coi đây là khâu then chốt để phát triển công nghiệp vật liệu.

Phương Mai

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang