Đồng Tháp: 5 ngành hàng nông sản được chọn là lợi thế cạnh tranh của tỉnh

authorHồng Anh 10:18 10/07/2015

(VietQ.vn) - Tỉnh Đồng Tháp chọn 5 ngành hàng nông sản có lợi thế, khả năng cạnh tranh và thị trường gồm lúa gạo, cá tra, xoài, vịt và hoa kiểng để phát triển vùng chuyên canh, nâng cao giá trị gia tăng nông sản.

Sự kiện: Chuyên đề: NÂNG CAO NĂNG SUẤT CHẤT LƯỢNG

Trong 6 tháng đầu năm 2015, toàn tỉnh có 62.000 ha thực hiện cánh đồng liên kết. Nông dân sản xuất trong cánh đồng giảm giá thành từ 650 - 700 đồng/kg, lợi nhuận cao hơn 4 - 5 triệu đồng/ha/vụ so với sản xuất nhỏ lẻ. 

 Đối với ngành hàng cá tra, tỉnh quy hoạch lại hơn 812 ha. Ngành hàng xoài bước đầu thực hiện mô hình cho trái rải vụ được 150 ha. Ngành hàng vịt nuôi được trên 5 triệu con. Tỉnh cũng đầu tư hơn 33 tỷ đồng để phát triển cho vùng trồng hoa kiểng hơn 300 ha. 

Đồng Tháp: 5 ngành hàng nông sản được chọn là lợi thế cạnh tranh của tỉnh

Sản xuất lúa gạo là mặt hàng chủ lực của Đồng Tháp

 Nhờ tăng quy mô sản xuất, đặc biệt thông qua việc triển khai các cánh đồng lớn (cánh đồng liên kết) góp phần làm giảm giá thành sản xuất lúa từ 650 - 700 đồng/kg, lợi nhuận thu từ 22 - 23 triệu đồng/ha/vụ (cao hơn từ 4 - 5 triệu đồng/ha/vụ so với sản xuất nhỏ lẻ). 

Hiện tại tỉnh đã triển khai thí điểm tại các HTX: Tân Cường, Tân Tiến và Phú Bình của huyện Tam Nông. Bước đầu có 28 hộ tham gia với tổng diện tích mở rộng 126 ha và tổng kinh phí hỗ trợ khoảng 612 triệu đồng. Riêng HTX Nông nghiệp Dịch vụ tại xã Mỹ Quý, huyện Tháp Mười có quy mô 100 ha. Đáng chú ý là HTX Dịch vụ nông nghiệp Tân Cường đang triển khai thực hiện Dự án cạnh tranh nông nghiệp do Ngân hàng Thế giới tài trợ. 

 

Bí thư Tỉnh uỷ Đồng Tháp Lê Minh Hoan cho rằng, HTX chính là "xương sống" trong suốt tiến trình tái cơ cấu bởi chỉ có HTX mới khắc phục được những tồn tại, hạn chế của cách thức sản xuất lạc hậu lâu nay. "Được mùa mất giá là “cái bẫy” mà chúng ta cần cân nhắc thấu đáo. Tuy không thể quyết định giá cả đầu ra trong vòng quay của thị trường nhưng hoàn toàn có thể chủ động chi phí đầu vào, từ thực hiện đúng quy trình canh tác, sử dụng đúng liều lượng vật tư nông nghiệp đến lợi thế khi “mua chung”, “dùng chung” trong một HTX. Ngoài ra, rút bớt nông sản dư thừa lúc chính vụ để chế biến tinh, đa dạng hoá sản phẩm... cũng là giải pháp hết sức thiết thực" - ông Lê Minh Hoan phân tích. 

Ông Lê Minh Hoan cũng khẳng định, quan điểm tái cơ cấu của tỉnh là tổ chức lại sản xuất nông nghiệp, dựa trên 3 định hướng: hợp tác - liên kết - thị trường và 3 yêu cầu: giảm chi phí sản xuất - nâng cao chất lượng nông sản - đa dạng hoá nông sản chế biến. Đây là quan điểm xuyên suốt không chỉ đối với 5 mặt hàng chủ lực trong đề án mà của bất kỳ loại nông sản nào của tỉnh.


Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang