Hành trình vượt qua tiêu chí chất lượng khắt khe của vải thiều Việt Nam để vào Nhật Bản
Sau vải thiều chiếm lĩnh thị trường Nhật, đến lượt xoài Sơn La đi Mỹ
Vải thiều Lục Ngạn xuất sang Nhật: Bán chạy, giá bán lên tới 270 nghìn đồng/kg
Đạt 'chuẩn' theo yêu cầu đối tác, hơn 2 tấn vải thiều Việt Nam chính thức cập bến Nhật Bản
Thương vụ Việt Nam tại Nhật Bản cho biết, năm 2014 Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NNPTNT) bắt đầu đàm phán với Bộ Nông Lâm Ngư nghiệp Nhật Bản nhằm xúc tiến mở cửa thị trường Nhật cho quả vải thiều Việt Nam. Nhiều thí nghiệm nghiêm ngặt đã được thực hiện để đảm bảo diệt trừ triệt để các loại vi sinh vật (là đối tượng kiểm dịch thực vật) có khả năng tồn tại trên quả vải.
Thương vụ đã thu xếp đưa đối tác Nhật về Bắc Giang tìm hiểu khả năng nhập khẩu quả vải thiều Lục Ngạn và giới thiệu công nghệ bảo quản vải tươi của Nhật Bản: 03 lần (tháng 11/2018), (tháng 5/2019), (tháng 11/2019).
Ngày 15/12/2019, sau hơn 5 năm đàm phán giữa hai bên, Bộ Nông Lâm Ngư nghiệp Nhật Bản gửi thư cho Cục BVTV thông báo chính thức mở cửa cho quả vải thiều Việt Nam xuất khẩu trực tiếp sang Nhật Bản kèm theo quy định về kiểm dịch thực vật nhập khẩu đối với vải thiều Việt Nam.
Các yêu cầu kiểm dịch thực vật đối với quả vải thiều Việt Nam xuất khẩu vào Nhật Bản bao gồm:
+ Quả vải thiều phải được trồng tại các vườn được Cục BVTV kiểm tra, giám sát và cấp mã số vùng trồng, đáp ứng quy định về kiểm dịch thực vật và an toàn thực phẩm của Nhật Bản.
+ Lô quả vải xuất khẩu phải được đóng gói và xử lý xông hơi khử trùng bằng Methyl Bromide tại các cơ sở được Cục BVTV và Bộ Nông Lâm Ngư nghiệp Nhật công nhận với liều lượng tối thiểu là 32g/m3 trong thời gian 02 giờ dưới sự giám sát của cán bộ kiểm dịch thực vật Việt Nam và Nhật Bản.
+ Các lô quả vải thiều xuất khẩu phải kèm theo Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật do Cục BVTV cấp.
- Do dịch Covid-19 bùng phát khiến chuyên gia nông nghiệp Nhật gặp khó khăn trong việc sang Việt Nam giám sát khâu đóng gói và xử lý xông hơi khử trùng. Thương vụ cùng với Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản đã tích cực trao đổi, phối hợp với Bộ Nông nghiệp của hai nước nhằm tìm cách tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện cho chuyên gia Nhật Bản sang Việt Nam vào ngày 03/6/2020.
Sau 02 tuần cách ly theo quy định của pháp luật Việt Nam, ngày 18/6 chuyên gia nông nghiệp Nhật phối hợp với các chuyên gia Việt Nam đã bắt đầu công tác giám sát khâu xử lý tại các cơ sở xử lý xông hơi khử trùng. Ngay trong ngày 18/6 đã có gần 5 tấn vải thiều được xử lý xông hơi và được chuyên gia Nhật xác nhận kết quả đạt chuẩn. Trong ngày 19/6, 01 tấn vải đầu tiên đã xuất đi Nhật bằng đường hàng không. Gần 4 tấn vải còn lại (trong tổng số 05 tấn của ngày 18/6) sẽ đi bằng đường biển. Dự kiến khoảng gần 200 tấn vải thiều tươi sẽ xuất khẩu thành công vào thị trường Nhật trong năm nay.
Thương vụ đã và đang phối hợp với một số đầu mối nhập khẩu của Việt Nam như AEON, VIENT Corporation, Yufruit, Sunrise Farm… và đầu mối xuất khẩu của Việt Nam như Công ty Red Dragon, Chánh Thu, Ameii… để xúc tiến xuất khẩu các lô hàng vải thiều sang Nhật Bản trong vụ mùa năm nay.
Quả vải có nhiều chất Axit folic có hiệu quả rất tốt cho những người thiếu máu, những phụ nữ trong thời kỳ thai nghén thiếu Axit folic có nguy cơ bị liệt dây thần kinh thì quả vải là loại hoa quả rất tốt cho phụ nữ mang thai. Quả vải có lượng vitamin C, Kali cũng rất tốt để phòng chống cảm mạo.
Tại Nhật Bản quả Vải được Hiệp hội nhập khẩu hoa quả của Nhật Bản giới thiệu như là một loại quả có giá trị. Quả vải lần đầu tiên được du nhập vào đảo Izu Oshima Nhật Bản từ năm 1720, đến cuối thời kỳ Edo quả vải đã được đưa đến Kagoshima.
Quả vải được nhập khẩu từ 5 quốc gia (theo thống kê của Bộ Tài chính năm 2013) Nhập khẩu nhiều nhất từ Trung quốc khoảng 256 tấn (chiếm khoảng 60%), đứng thứ 2 là Đài Loan khoảng 127 tấn (chiếm khoảng 30%), đứng thứ 3 là Mexico là 29,7 tấn, đứng thứ 4 là Hoa Kỳ khoảng 1,3 tấn.
Tại Nhật Bản đây là một loại quả quý do số lượng bán ra thị trường rất ít, được trồng chủ yếu tại Okinawa và Kagoshima (năm 2014 sản lượng đạt khoảng 13 tấn được trồng trên diện tích khoảng 11 ha, Kagoshima 8,2 tấn đạt 62%, Miyazaki đạt 3,6 tấn 27%, Okinawa đạt 1,5 tấn 11%).
Hà Thúy