Hệ Mặt trời có thể chứa tới 60 trái đất

author 17:01 10/06/2014

(VietQ.vn) – Tại sao phải sống cố định trên một trái đất trong khi chúng ta có thể có tới 60 trái đất? Liệu một hệ Mặt Trời như thế có tồn tại trong vũ trụ hay không? Câu trả lời đã được nhà thiên văn học Sean Raymond giải thích trong thiết kế hệ sao của mình.

60 trái đất cùng tồn tại trong hệ Mặt trời

Một nhà thiên văn học gần đây đã thiết kế thành công hệ sao cuối cùng (ultimate star system) bằng cách cho thêm các hành tinh giống như trái đất nhiều như có thể mà không phá vỡ các định luật vật lý. Kiểu hệ thống “kinh hoàng đó” hẳn là không tồn tại trong thực tế nhưng nó đã truyền cảm hứng cho nghiên cứu ngoài hành tinh trong tương lai. 

Sean Raymond của Đài quan sát Bordeaux ở Pháp đã bắt đầu trò chơi của mình với hệ sao dựa trên  hai nguyên tắc cơ bản. Nguyên tắc thứ nhất là sự sắp xếp giữa các hành tinh phải có tính hợp lý khoa học. Thứ hai là chúng phải ổn định về lực hấp dẫn qua hàng tỉ năm: Sẽ thật vô nghĩa nếu chỉ đặt các hành tinh vào trong quỹ đạo để rồi xem chúng bị mặt trời nuốt chửng. 

Raymond cho hay, “Các đối số được dựa trên các tài liệu khoa học gần đây và một số tính toán đơn giản mà tôi tự thực hiện”. Trong một số trường hợp, rất khó để lựa chọn giữa hai loại. Khi ấy, ông thường chọn cái mình thích nhất. 

60 Trái Đất tồn tại nhờ sao lùn đỏ và Sao Mộc

trái đất và hệ mặt trời

Một sao lùn đỏ có thể hỗ trợ 24 hành tinh giống Trái Đất. Ảnh: planetplanet.net

Để bắt đầu thiết kế của mình, Raymond chọn một ngôi sao lùn đỏ làm chủ của hệ thống bởi vì sao lùn đỏ có khối lượng thấp hơn so với mặt trời và tồn tại lâu hơn, do đó tạo được khu vực sinh sống ổn định – khu vực xung quanh ngôi sao sẽ có nước tồn tại dưới dạng chất lỏng. 

Tiếp theo, ông dùng một số thủ thuật để tăng cường khả năng tồn tại của hệ thống. Một hành tinh kích cỡ Trái Đất có thể có một Mặt Trăng có kích cỡ tương tự, hai hành tinh này sẽ quay quanh một điểm trung tâm. Ngoài ra, hai cặp hành tinh có thể quay quanh quỹ đạo của một ngôi sao ở khoảng cách tương tự. 

trái đất và hệ mặt trời
Một hệ sao với bốn hành tinh khí khổng lồ có thể hỗ trợ 36 thế giới sống. Ảnh: planetplanet.net

Các hành tinh khí khổng lồ như Sao Mộc không thể cung cấp sự sống nhưng những Mặt Trăng có kích thước giống Trái Đất có thể quay quanh nó. Raymond tính toán được rằng một ngôi sao lùn đỏ có thể giữ được bốn hành tinh giống Sao Mộc, mỗi hành tinh đó lại mang được năm Mặt Trăng giống Trái Đất. 

trái đất và hệ mặt trời

Hệ Mặt Trời cuối cùng: một hệ hệ sao chứa 60 hành tinh có thể sinh sống. Ảnh: planetplanet.net

Cuối cùng, Raymond biến hệ sao của mình thành một hệ nhị phân với hai ngôi sao lùn đỏ cách xa một khoảng cách bằng với từ Mặt Trời của chúng ta tới rìa của hệ Mặt Trời. Việc này giúp tạo ra một hệ sao cuối cùng với 60 hành tinh có thể sinh sống. 

“Tôi thừa nhận là nếu thiên nhiên tạo ra một hệ thống ngoan mục như thế sẽ mang lại bất ngờ vô cùng lớn, đến mức không thể tin được. Nhưng mỗi một chi tiết của hệ thống đều hợp lý và thậm chí còn được dự kiến từ mô phỏng của việc hình thành hành tinh.”, Raymond chia sẻ. 

Tuyết Trinh  


Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang