Kỹ thuật nuôi và chăm sóc chim Yến sinh sản thu tiền tỷ
Sự kiện: Kỹ thuật nuôi và chăm sóc vật nuôi
Kỹ thuật nuôi và chăm sóc gà chọi 'máu chiến'
Kỹ thuật nuôi chim Yến tại nhà kiếm vài trăm triệu mỗi năm
Kỹ thuật nuôi chim Công mang lợi nhuận khủng cho gia đình
Có thể nói chim Yến là loài có giọng hót hay nhất so với nhiều loài chim khác. Cũng nhờ đó mà loài chim này từ lâu nổi tiếng khắp thế giới và được rất nhiều người giàu có chuộng nuôi làm cảnh. Còn tại Việt Nam, từ lâu kỹ thuật nuôi chim Yến cũng được áp dụng rất nhiều nhất là nuôi chim Yến sinh sản để mang lại lợi nhuận kinh tế cho gia đình.
Chim Yến là loài chim có giọng hót cực hay. Ảnh minh họa
Thời điểm nuôi
Biểu hiện của chim mái đòi trống chính là lúc chúng thay lông và thường rơi vào tầm tháng 12 là hoàn tất. Sau đó chúng bắt đầu đòi trống. Mùa sinh sản bắt đầu vào tháng giêng dương lịch năm sau. Mỗi mùa cho chim đẻ độ 4 ổ là vừa sức, thời gian sinh trưởng độ 180 ngày (6 tháng) sẽ tách rời chim mái, cho ăn ít hoặc các thức ăn ít vitamin để chim chuẩn bị đi vào thay lông.
Chuồng nuôi
Do nuôi chim Yến sinh sản phải nuôi nhiều nên chuồng nuôi phải đảm bảo 2 phần là phần nhà và phần sân. Phần nhà được xây bằng gạch và được lợp mái kín để chim không thoát ra ngoài, đây là nơi để chim Yến có thể trú ngụ và sinh sản. Phần sân được nối liền với phần nhà chiều cao của khung lưới phải trên 2 m, đây là phần để chim Yến có thể ăn, uống nước và tắm.
Chuồng thường là chuồng hộp có ba ngăn, hai ngăn bìa để nuôi chim đẻ, ngăn giữa để nhốt tạm chim con. Chuồng thường làm bằng dây kẽm hàng chắn song. Đáy chuồng có hai phần, bên dưới là cái mâm bằng nhôm hoặc bằng kẽm để hứng phân và các vỏ hạt chim nhằng rơi vãi trong chuồng. Phần trên là một tấm vỉ bằng dây kẽm hàng chắn song. Nên nhớ cần phải đảm bảo chuồng nuôi chim luôn được sạch sẽ.
Cách ghép chim trống mái
Để kỹ thuật nuôi chim Yến sinh sản mang lại hiệu quả cao thì việc ghép trống mái rất quan trọng. Ảnh minh họa
Có nhiều phương pháp ghép trống mái như một trống hai mái hoặc một trống một mái. Chim có thể ghép đôi sau khi được 12 tháng tuổi và đã thay lông. Thường thì bắt đầu những ngày cuối tháng và bắt đầu tháng âm lịch, chim mái sẽ nằm ép trên cầu, xòe cánh đuôi đồng thời ngoảnh cổ lên kêu riu ríu. Lúc đó bỏ trống vào. Tuy nhiên cần nhớ là chim đạp mái vào buổi sáng sớm và chạn vạng tối, không nên thả chim trống vào buổi trưa, chim mái không chịu.
Kỹ thuật nuôi chim Yến sinh sản
Kỹ thuật nuôi chim Yến sinh sản phải biết rằng, mỗi chú chim Yến chỉ ăn khoảng 10gram hạt kê và lúa mỗi ngày do đó tùy theo số lượng chim được nuôi trong nhà mà cung cấp thức ăn một cách đầy đủ và hợp lý.
Đối với máng ăn cần phải được bố chí đủ dài thoải mái cho chim. Ngoài ra, phải cung cấp đầy đủ cho chim về nước uống, rau xanh và các loại khoáng chất cần thiết.
Kỹ thuật nuôi và chăm sóc chim Yến sinh sản đòi hỏi phải mất nhiều thời gian. Ảnh minh họa
Khi chim Yến bắt đầu ấp, cứ mỗi buổi sáng sớm cần nhẹ nhàng lấy trứng ra sau đó để vào ổ cho ấp. Làm cách này lúc sẽ giúp chim con nở một lượt, có sức mạnh đồng đều nên được chăm bón rất đều. Trái lại, nếu mỗi ngày không lấy trứng ra cứ để nguyên trong ổ, do có sự cách biệt mấy ngày, nên có con nở trước, con nở sau sẽ không đồng đều.
Vệ sinh chuồng trại phòng bệnh
Việc đảm bảo vệ sinh chuồng trại cũng rất cần được lưu ý để đàn chim có được sức khỏe tốt và tránh được những căn bệnh nguy hiểm. Hàng ngày người nuôi phải quét dọn chuồng trại sạch sẽ để loại bỏ hết những phân và thức ăn ,à chim làm rơi vãi ra. Nước uống phải luôn là nước mới, rau cho chim ăn cũng phải được rửa và khử trùng sạch sẽ nhằm việc tránh cho chim khỏi các căn bệnh vè đường ruột. Thường xuyên kiểm tra sức khỏe của chim để biết được rằng chim có khỏe mạnh không. Nếu bị bệnh kịp thời can thiệp nếu không chim sẽ rất dễ chết.
An Dương