Nghiên cứu mới phát hiện tác dụng bất ngờ của quả cam và chanh với bệnh nhân ung thư đang xạ trị

(VietQ.vn) - Một nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học Úc đã phát hiện quả cam, chanh có tác dụng đặc biệt tới những bệnh nhân ung thư khi họ có dấu hiệu khô miệng vì tác dụng phụ khi xạ trị.
Chuyên gia cảnh báo nhiều rủi ro khi nhận mã OTP qua tin nhắn SMS
Chuyên gia cảnh báo nguy cơ đột quỵ do hút shisha
Những lưu ý của chuyên gia khi mua ô tô cũ giúp chọn được xe chuẩn, giá hợp lý
Cam và chanh đều là những loại trái cây giàu Vitamin C, tuy nhiên, không có sự khác biệt đáng kể về lượng Vitamin C giữa hai loại trái cây này. Ngoài ra, cả cam và chanh đều có các dưỡng chất và lợi ích khác nhau đối với sức khỏe.
Cam và chanh, cũng như tất cả các loại trái cây thuộc họ cam quýt, đều chứa nhiều phytochemicals, cung cấp cho cơ thể nhiều chất bảo vệ. Các phytochemicals này bao gồm flavonoid (naringenin, hesperidin), carotenoid (beta-carotene, lutein), coumarin, axit phenolic và nhiều loại khác.
Cam có nhiều calo và carbohydrate hơn do chứa nhiều đường, trong khi đó chanh có nhiều protein, chất béo và chất xơ hơn. Cả hai loại trái cây đều không chứa cholesterol.
Ngoài ra cả cam và chanh, cũng như hầu hết các loại trái cây thuộc họ cam quýt, đều được xếp vào loại thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp. Tuy nhiên, chỉ số đường huyết của chanh thấp hơn nhiều so với chỉ số đường huyết của cam. Đối với sức khỏe tim mạch, các hợp chất oxy hóa thường liên quan đến nhiều bệnh tim. Đây là những hợp chất hóa học phản ứng có thể gây độc cho tế bào, làm hỏng các phân tử quan trọng như lipid, protein và axit nucleic.
Đặc biệt, mới đây các nhà khoa học Úc và Mỹ còn phát hiện ra tác dụng tuyệt vời của cam và chanh đối với những bệnh nhân mắc ung thư đang trong quá trình xạ trị.

Cam và chanh đều là những loại quả tốt cho sức khỏe. Ảnh minh họa
Đồng tác giả, tiến sĩ Leah Wright, từ Đại học Adelaide (Úc) giải thích, bệnh nhân ung thư khi xạ trị và các phương pháp điều trị khác thường bị khô miệng, không chỉ khiến họ không thể nuốt thoải mái mà còn có thể gây ra các hậu quả tiêu cực. Để khắc phục, những bệnh nhân này thường được cho sử dụng Limonene, chất có tác dụng bảo vệ quá trình sản xuất nước bọt trong khi xạ trị.
Tiến sĩ Wright cho biết thêm, mặc dù Limonene có thể được uống trực tiếp, nhưng nó không được dung nạp tốt, đặc biệt là đối với những người bị khô miệng. Hơn nữa, khả năng hấp thụ kém ngăn không cho thuốc tiếp cận hiệu quả đến các tuyến nước bọt. Độ hòa tan kém phải cần liều cao để có hiệu quả và những tác dụng này gây khó tiêu, đau bụng và ợ chua.
Để giải quyết vấn đề này, các nhà khoa học từ Đại học Nam Úc hợp tác với Trường Y khoa tại Đại học Stanford (Mỹ), đã thử nghiệm sử dụng tinh dầu của cam hoặc chanh hòa tan trong lipid rồi kết hợp vào công thức với Limonene và xem xét hiệu quả của thuốc. Kết quả, công thức mới cho thấy khả năng hòa tan tốt gấp 180 lần và tăng khả dụng sinh học lên gấp 4000% so với limonene nguyên chất.
Liên quan tới tác dụng của quả chanh với bệnh ung thư, Bệnh viện Vinmec cũng thông tin, trong vỏ chanh có 22 hợp chất có tác dụng chống ung thư, điển hình là: Salvestrol Q40 và Limonene - 2 hợp chất kháng ung thư hiệu quả có nguồn gốc tự nhiên. Salvestrol chuyển hóa chất CypB1 - enzym đặc trưng có trong tế bào ung thư, thúc đẩy quá trình chết theo chương trình của tế bào ung thư.
Limonene có đặc tính chống oxy hóa mạnh, chống viêm và chống ung thư. Limonene có thể làm giảm nguy cơ ung thư biểu mô tế bào vảy của da, ổn định sức khỏe cho người bị ung thư đại trực tràng và cũng có tác dụng kháng ung thư ở bệnh nhân ung thư vú.
Nhiều nghiên cứu cho thấy, Limonene có hiệu quả gấp hàng nghìn lần so với thuốc hóa chất Adriamycin đang được sử dụng trong điều trị ung thư. Nó chỉ tấn công tế bào ung thư mà không ảnh hưởng lên tế bào lành, nên rất ít tác dụng phụ. Để sử dụng được tác dụng chống ung thư này, có thể sử dụng vỏ chanh dưới hình thức đun sắc nước khoảng 20g/ngày.
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13381-3:2023 giống cam
Bộ Khoa học và Công nghệ công bố tiêu chuẩn này đưa ra các yêu cầu đối với giá trị canh tác và giá trị sử dụng (VCU) của các giống thuộc loài cam chanh (Citrus sinensis) và loài cam sành (lai giữa Citrus reticulata và Citrus sinensis) phương pháp khảo nghiệm VCU; yêu cầu về địa điểm, cơ sở hạ tầng và trang thiết bị phục vụ khảo nghiệm VCU.
Theo tiêu chuẩn này thì giá trị canh tác và giá trị sử dụng của các giống cam chanh và các giống cam sành được quy định phải đạt năng suất trên 8 tấn/ha; số lượng hạt trên quả dưới 15; hàm lượng axit dưới 0,8%...
Về khả năng chống chịu bệnh loét do vi khuẩn Xanthomonas campestris pv. citri thông qua khảo nghiệm nên sử dụng dụng cụ trồng cây (túi bầu, xô, chậu, ô xi măng...) có kích thước phù hợp với kích thước của cây, đảm bảo cho bộ rễ không phát triển đến sát đáy và thành của dụng cụ; mỗi dụng cụ trồng một cây.
Chăm sóc cây theo quy trình do tổ chức, cá nhân yêu cầu khảo nghiệm biên soạn, phù hợp với đặc tính của giống cam khảo nghiệm. Trong thời gian khảo nghiệm không được sử dụng bất kỳ loại thuốc trừ bệnh nào. Nếu sử dụng thuốc bảo vệ thực vật để trừ các đối tượng sinh vật hại khác như sâu hại, có dại thì thuốc được lựa chọn phải đảm bảo không tác động đến vi khuẩn gây bệnh loét và phải ghi nhật ký sử dụng.
Vân Thảo (T/h)