Người tiêu dùng Việt ngày càng chuộng thanh toán online

(VietQ.vn) - Nghiên cứu của Visa cho thấy, 65% người tiêu dùng Việt mang ít tiền mặt hơn trong ví và 32% cho biết họ đã ngưng sử dụng tiền mặt sau đại dịch.
Bảo hiểm Xã hội Việt Nam hướng dẫn thanh toán dịch vụ kỹ thuật
FE Credit và Viettelpay: Nâng cấp tính năng thanh toán Paynow
Vingroup bảo lãnh nghĩa vụ thanh toán cho 2.000 tỷ đồng trái phiếu do VinFast phát hành
Công ty Visa, một công ty công nghệ thanh toán điện tử hàng đầu thế giới vừa công bố một nghiên cứu về thái độ thanh toán của người tiêu dùng. Nghiên cứu của Visa cho thấy Việt Nam đang trải qua giai đoạn tăng trưởng vượt bậc của các hình thức thanh toán kỹ thuật số. Người tiêu dùng Việt Nam cũng có sự thay đổi rõ rệt trong thói quen thanh toán.
Cụ thể, có tới 65% người tiêu dùng Việt mang ít tiền mặt hơn trong ví và 32% cho biết họ sẽ ngưng sử dụng tiền mặt sau đại dịch. Cùng với đó là sự tăng trưởng đáng kể của thanh toán không tiền mặt. Trong đó, gần 76% người tiêu dùng hiện tại sử dụng ví điện tử và tỷ lệ người sử dụng thẻ còn cao hơn (82%).
Do tác động của đại dịch COVID-19, có đến hơn 80% người tiêu dùng hiện nay đang sử dụng thẻ, thanh toán qua mã QR và ví điện tử ít nhất một lần một tuần. Trong khi đó, 1/2 số người dùng Việt đã bắt đầu sử dụng thẻ thường xuyên hơn, trong khi 64% và 63% người dùng đã tăng cường sử dụng thanh toán không tiếp xúc qua điện thoại di động và ví điện tử.
9/10 người tiêu dùng hiện đang sử dụng dịch vụ giao hàng tận nhà và hầu như tất cả đều sử dụng dịch vụ này thường xuyên hơn so với giai đoạn trước đại dịch. Đáng chú ý, chi tiêu cho du lịch giảm do người tiêu dùng huỷ hoặc hoãn chuyến đi, tương tự với các hoạt động ăn uống và giải trí bên ngoài. Sau đại dịch, những người được khảo sát thể hiện sự quan tâm cao nhất với việc chi tiêu cho du lịch, trong đó chuyến đi trong nước.

Ảnh minh hoạ
Theo Visa, triển vọng du lịch của người Việt Nam hiện đang gia tăng rất lớn bởi mong muốn được đoàn tụ với gia đình và gặp gỡ bạn bè sau khoảng thời gian dài xa cách và nhu cầu tái kết nối du lịch, cao hơn nhiều hơn so với các tình huống du lịch thiết yếu và sự khát khao khám phá những điểm đến. Đây là cơ hội để du lịch Việt Nam phục hồi mạnh mẽ kể cả du lịch inbound và outbound.
Trước đó, theo số liệu thống kê của Ngân hàng Nhà nước cũng ghi nhận giao dịch thanh toán không tiền mặt tại Việt Nam đang có xu hướng tăng mạnh. Theo đó, trong 4 tháng đầu năm nay, giao dịch qua hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng tăng 32,37% về giá trị; hệ thống chuyển mạch tài chính và bù trừ điện tử tăng 88,42% số lượng và 139,8% về giá trị so với cùng kỳ năm 2021.
Mạng lưới thiết bị, điểm chấp nhận thanh toán được mở rông, bao phủ cả nước có hơn 20.000 ATM và hơn 347.000 POS và hơn 100.000 điểm chấp nhận thanh toán QR Code. Ở Việt Nam, theo số liệu thống kê ngành F&B qua nền tảng thanh toán Payoo, các nguồn thanh toán phổ biến là thẻ nội địa và thẻ quốc tế (chiếm khoảng 85%), thanh toán bằng mã QR code qua ví điện tử và ứng dụng ngân hàng chiếm 15%.
Phong Lâm