Những điểm cần thận trọng trong hợp đồng mua bán nhà đất

author 09:30 24/03/2021

(VietQ.vn) - Để đảm bảo quyền lợi, bạn cần phải kiểm tra kỹ hợp đồng mua bán nhà đất. Cùng tìm hiểu những điều cần chú ý khi giao dịch hợp đồng tránh rủi ro đáng tiếc trong quá trình mua bán tài sản có giá trị cao như bất động sản.

Chủ thể tham gia hợp đồng

Khi tham gia giao kết hợp đồng, cần tìm hiểu tại thời điểm giao kết hợp đồng, các bên tham gia giao dịch có đủ năng lực hành vi dân sự không. Việc xác định điều kiện này trước tiên căn cứ theo độ tuổi của các bên. Giao dịch mua bán nhà ở chỉ có hiệu lực với mức độ năng lực hành vi dân sự của cá nhân (được quy định từ Điều 17 đến Điều 23 BLDS 2005).

Theo đó, người đủ 18 tuổi trở lên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ trừ trường hợp bị tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi, hoặc hạn chế năng lực hành vi.

Người từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi là người có năng lực hành vi dân sự chưa đầy đủ. Vì vậy, nếu người từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi tham gia với tư cách là một bên (bên bán hoặc bên mua) trong quan hệ hợp đồng mua bán nhà ở thì bắt buộc phải có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật mới được coi là hợp pháp. Ý chí của người đại diện theo pháp luật phải được thể hiện trong hợp đồng mua bán nhà ở.

Một bản mẫu hợp đồng.

Người chưa đủ 6 tuổi, người mất năng lực hành vi không được phép xác lập giao dịch. Mọi giao dịch liên quan đến hợp đồng mua bán nhà ở có liên quan đến quyền, nghĩa vụ của người này đều do người đại diện theo pháp luật xác lập, thực hiện.

Các điều khoản trong hợp đồng

Đối với một hợp đồng mua bán nhà, công trình xây dựng nói chung phải đảm bảo các nội dung cơ bản được quy định tại khoản 1 Điều 70 Luật Kinh doanh BĐS. Đây là những điều khoản bắt buộc phải có trong hợp đồng như thông tin bên bán và bên mua, thông tin về đối tượng mua bán, giá mua bán, thanh toán và bàn giao nhà, bảo hành, giải quyết tranh chấp…

Hình thức hợp đồng

Điều 450 BLDS năm 2005 quy định “hợp đồng mua bán nhà ở phải được lập thành văn bản, có công chứng hoặc chứng thực trừ trường hợp pháp luật có quy định khác”. Tương tự như quy định của BLDS năm 2005 Luật Nhà ở cũng quy định hợp đồng về nhà ở phải có chứng nhận của công chứng hoặc chứng thực của ủy ban nhân dân theo quy định.

Kiểm tra hiện trạng, nguồn gốc của nhà

Theo quy định của pháp luật, nhà ở thuộc đối tượng của hợp đồng mua bán nhà ở phải đang tồn tại, đang xây dựng.

Người mua cần phải kiểm tra rõ nguồn gốc ngôi nhà trước khi xuống tiền.

Trong trường hợp phát sinh các giao dịch về mua bán đối với loại nhà ở hình thành trong tương lai. Tức là nhà đang trong giai đoạn thi công thì phải đảm bảo tính pháp lý của loại hình giao dịch này. Thực tế việc mua bán nhà hình thành trong tương lai thường gặp rủi ro. Do đó phải thật cân nhắc về loại hình giao dịch này. Người mua phải có thông tin chính xác về dự án nhà đang xây. Cũng như chủ đầu tư dự án phải có thông báo về việc bán các căn hộ trên bản vẽ thiết kế.

Để tránh rủi ro thì người mua phải trực tiếp đến địa điểm của căn nhà để xem hiện trạng của nó. Phải xác định nguồn gốc nhà ở thuộc sở hữu của ai. Quá trình chuyển dịch quyền sở hữu như thế nào. Nhà đã có giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở chưa? Việc xác định rõ nguồn gốc nhà ở, tình trạng pháp lý của nhà ở là điều kiện giúp giao kết hợp đồng đúng quy định của pháp luật. Tránh được những tranh chấp phát sinh sau này. 

Người mua có thể tham khảo thông tin tại baomuabannhadat.net là kênh đăng tin rao vặt mua bán nhà đất miễn phí - hệ thống tiếp thị bất động sản đa kênh hàng đầu Việt Nam.

PV

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang