Nước cam rất tốt nhưng đừng bỏ qua những nhược điểm này

authorMinh Hà 19:19 06/07/2017

(VietQ.vn) - Nước cam giàu dinh dưỡng và rất tốt cho sức khỏe, nhưng những mặt hạn chế của loại quả này hầu như ít người để ý tới.

Không chỉ thơm ngon, dễ uống, cam còn là loại quả giàu dinh dưỡng có nhiều lợi ích cho sức khỏe như ổn định huyết áp, cải thiện hệ miễn dịch, giảm nguy cơ đau tim, điều trị thiếu máu, ngăn ngừa sỏi thận và ung thư. Ngoài ra nước cam còn có tác dụng làm đẹp như hỗ trợ giảm cân, cải thiện làn da...

Không chỉ thơm ngon, dễ uống, cam còn là loại quả giàu dinh dưỡng có nhiều lợi ích cho sức khỏe. Ảnh minh họa

Nhiều người coi cam là loại quả thiết yếu cần được ăn hàng ngày, đặc biệt là trẻ em mỗi ngày thường được ưu tiên uống 1 cốc nước cam. Tuy vậy, những mặt hạn chế của nước cam thì hầu như ít người để ý tới:

Cam thiếu chất béo

Chất béo là dưỡng chất rất cần thiết để cơ thể sản sinh năng lượng, giúp não phát triển, cơ thể dễ hấp thu vitamin và nhiều tác dụng khác, nên việc thiếu các chất béo có thể gây hại cho cơ thể. Tuy nhiên, trong cam lại không chứa chất béo, ít calo và chất dinh dưỡng nên không thể chọn cam làm thực phẩm thay thế các món ăn trong ngày.

Thiếu chất xơ

Việc cung cấp không đủ lượng chất xơ cần thiết cho cơ thể có thể khiến bạn đối mặt với nguy cơ mắc bệnh trĩ, tim mạch, tiểu đường. Mặt khác, nếu bạn đang ăn kiêng, ăn các thực phẩm giàu chất xơ có thể có lợi cho mục đích này vì nó khiến bạn no lâu. Tuy nhiên, cam lại chứa tương đối ít chất xơ (chỉ khoảng 2g chất xơ trong 100 g cam).

Hàm lượng protein thấp

Protein lại là chất dinh dưỡng cơ thể cần để xây dựng và duy trì cơ bắp, da và các mô khác. Protein cũng có thể hỗ trợ trong việc duy trì trọng lượng. Tuy nhiên, một 100g cam chỉ chứa 1g protein. Do vậy, nếu ăn cam thay cho một bữa ăn nhẹ giàu protein thì không đảm bảo cho sức khỏe của bạn.

Cam có nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng những mặt hạn chế của loại quả này hầu như ít người để ý tới. Ảnh minh họa

Chứa ít khoáng chất gây thiếu chất 

Khoáng chất thiết yếu cho cơ thể như là canxi, magie, photpho, natri, kali, đồng, kẽm, iod,… Những khoáng chất này chỉ chiếm lượng nhỏ trong cơ thể nhưng lại đóng những vai trò rất quan trọng, giúp cho các chuyển hóa trong cơ thể diễn ra được bình thường.

Mặc dù cam cung cấp một loạt các vitamin nhưng nó lại chứa ít các khoáng chất. Trong cam hầu như không có sắt, kẽm, đồng, mangan, selen hoặc phốt pho... Do đó, nếu ăn thay các thực phẩm giàu dinh dưỡng khác thì có thể dẫn tới tình trạng thiếu chất trong cơ thể.

Hàm lượng đường cao gây sâu răng

Mặc dù cam không chứa bất kỳ chất ngọt nhân tạo nào nhưng nó lại có hàm lượng đường cao - một loại carbohydrate đơn giản. Carbohydrate đơn giản cung cấp ít năng lượng hơn so với tinh bột nhưng lại có thể thúc đẩy sâu răng.

Ảnh hưởng lớn đến lượng đường trong máu

Ngoài ra, đường có chỉ số đường huyết cao, có nghĩa là nó có thể có ảnh hưởng lớn đến lượng đường trong máu của bạn. Theo nghiên cứu được công bố trong tháng sáu năm 2011 của "The Journal of Nutrition" (Tạp chí Dinh dưỡng) thì tiêu thụ thực phẩm với xếp hạng chỉ số đường huyết cao có thể làm chậm tiến trình giảm cân.

Người bị viêm loét dạ dày không nên uống

Thực tế thì không như vậy, nước cam có thể rất tốt với người này nhưng lại không tốt cho người khác. Nếu đang bị viêm loét dạ dày, tá tràng, hay viêm tuyến tụy thì không nên uống nước cam, vì nó chứa rất nhiều chất hữu cơ làm tăng a-xít trong dạ dày, gây ra chứng ợ nóng và làm chứng viêm loét nặng thêm; và nước cam có tác dụng nhuận tràng nên nếu bạn bị tiêu chảy thì nên pha loãng chúng với nước và uống từng chút một thôi. 

Theo các nhà nghiên cứu thừa nhận độc tính tiềm tàng trong nước cam nếu sử dụng quá mức, nhất là đối với trẻ em, người huyết áp cao, suy thận và bệnh nhân tiểu đường. Các cá nhân thuộc các nhóm này nếu uống quá nhiều nước cam, có thể gây ra phản ứng độc hại như tăng kali máu, cũng như liên quan mật thiết với dị ứng thực phẩm và bùng phát vi khuẩn (trong trường hợp chưa được tiệt trùng).

“Ăn quá nhiều thức ăn, thậm chí là thức ăn bổ dưỡng, đều có thể dẫn đến trạng thái mất cân bằng ô xy hóa,” các nhà nghiên cứu viết.

Minh Hà (t/h)

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang