Phân bón trái phép trở lại hoành hành tại Đắk Lắk

author 10:56 11/03/2021

(VietQ.vn) - Dù trước đó đã bị UBND tỉnh Đắk Lắk xử phạt do không có giấy phép sản xuất phân bón, nhưng những sản phẩm phân bón Tam Nông – Ea Kmat (Cty Tam Nông) vẫn tiếp tục xuất hiện trên thị trường.

Phân bón trái phép vẫn tiếp tục hoành hành

Được biết, theo phản ánh của nông dân ở TP Buôn Ma Thuột, thời gian gần đây sản phẩm phân bón hữu cơ của Công ty Tam Nông xuất hiện ở một đại lý phân bón ở đường Nguyễn Thái Bình.

Trên bao bì của sản phẩm này ghi “Phân bón hữu cơ sinh học Tam Nông – Ea Kmat”, địa chỉ tại 67/23 đường Nguyễn Lương Bằng, xã Hòa Thắng, TP Buôn Ma Thuột. Trên bao bì này còn được đóng dấu (hình vuông) màu đỏ, với nội dung “Nhà máy sản xuất phân bón Hồng Lam, thôn 5, xã Hòa Phú, TP Buôn Ma Thuột, T.Đắk Lắk”.

Đáng nói hơn, dù liên tục sản xuất phân bón và bán trên thị trường, nhưng Công ty Tam Nông không đóng thuế. 

Phân bón kém chất lượng của Công ty Tam Nông vẫn tiếp tục được bán trên thị trường

Ngoài ra, UBND tỉnh Đắk Lắk đã xử phạt Công ty Tam Nông 130 triệu đồng về hành vi sản xuất phân bón khi không có giấy phép sản xuất phân bón (tháng 11/2019). Đến nay, doanh nghiệp này vẫn chưa đóng phạt.

Trước đó, theo báo Thanh Niên từng đưa tin về hàng loạt các cơ sở kinh doanh phân bón giả, cụ thể, UBND tỉnh Đắk Nông cho biết đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty TNHH Thương mại và sản xuất phân bón Hùng Quang (Công ty Hùng Quang; địa chỉ xã Đắk Wer, H.Đắk R'lấp, Đắk Nông) do sai phạm liên quan sản xuất phân bón giả.

Theo quyết định này, Công ty Hùng Quang sản xuất hàng giả không có giá trị sử dụng với số lượng là 6,5 tấn phân HQ ISO 06; không thực hiện thử nghiệm đánh giá chất lượng của từng lô phân bón thành phẩm trước khi đưa phân bón lưu thông trên thị trường. Ngoài ra, Công ty Hùng Quang còn sản xuất 8 tấn phân hữu cơ vi sinh HQ06 có chất lượng không phù hợp với tiêu chuẩn đã công bố áp dụng.
 
Phân bón có vai trò quan trọng quyết định năng suất cây trồng, việc sử dụng phân bón chất lượng và hiệu quả sẽ giúp cây trồng hấp thu, nâng cao năng suất, chất lượng, giảm thiểu tác động đến môi trường. Tuy nhiên, trước việc phân bón giả, kém chất lượng vẫn đang hoành hành trên thị trường, không chỉ gây thiệt hại kinh tế, sản lượng giống cây trồng cho đất nước mà người nông dân cũng đang phải gánh chịu hậu quả của nạn phân bón giả. 
 
Cách phân biệt phân bón đạt chuẩn 

Phân biệt phân bón kali thật, kali giả

Màu sắc:

+ Phân kali thật có màu đỏ hồng hoặc hồng nhạt, đỏ tím và màu trắng đặc trưng

+ Phân kali giả có màu đỏ hồng nhợt nhạt hơn.

Độ tan trong nước:

Để thử phân kali thật hay phân kali giả bằng cách cho 3-5g phân kali vào cốc nước thủy tinh có dung tích 50-100 ml để làm thực nghiệm

+ Phân kali thật: Cho phân kali vào nước thấy cốc nước chưa có màu hồng đỏ, một phần chìm xuống một phần kali vẫn nổi trên mặt cốc nước. Sau khi khuấy cốc nước sẽ thấy dung dịch chuyển sang màu hồng nhạt, không vẩn đục có váng đỏ bám quanh thành cốc, phân kali tan hết trong nước.

Phân biệt phân super lân thật, super lân giả

Phân super lân thật: có dạng bột mịn, dạng mảnh, không vón cục. màu xám và màu xanh.

Phân super lân giả: bị vón cục, khi sờ vào sẽ thấy phân không được mịn, màu sắc của phân nhợt nhạt hơn.

Độ tan trong nước

Khi cho phân lân vào trong nước khuấy đều nếu phân tan trong nước hoặc chưa tan nhưng khi bóp nhẹ thì tan vụn ra là phân thật. Còn nếu khuấy lên thấy vẫn còn cặn khi bóp nhẹ vẫn không tan ra thì có thể là phân giả, phân kém chất lượng.

Phân biệt phân đạm thật, phân đạm giả:

Màu sắc: Phân đạm thường có hai loại phổ biến là loại hạt trong và hạt đục, cả hai đều có công thức hóa học và hàm lượng Nito như nhau tối thiểu là 46%. Phân đạm giả nếu nhìn màu sắc bằng mắt thường sẽ khó phân biệt.

Hình dạng:

+ Phân đạm thật với loại hạt trong thường có dạng hạt tròn. Còn phân đạm hạt trong giả hạt không được tròn, nhiều góc cạnh.

+Phân dạm thật với loại hạt đục có dạng hạt to, đường kính hạt từ 2- 4mm, cứng, màu trắng đục như sữa. Do đây là loại phân nhập khẩu 100% nên rất khó để làm giả và nếu làm giả thì không đem lại lợi ích đáng kể.

Độ tan trong nước:

Khi cho phân đạm thật vào trong ly nước thủy tinh hạt nhanh tan trong nước chỉ sau lần khuấy không để lại cặn, nước có màu trắng đục.

Còn phân đạm giả tan lâu hơn, để lại cặn dưới đáy cốc do không tan hết.

Phân biệt phân hỗn hợp NPK thật, NPK giả:

Đối với phân hỗn hợp NPK nếu chỉ nhìn cảm quang sẽ rất khó phân biệt được thật giả.

Phân hỗn hợp NPK thật: màu sắc từng loại chất dinh dưỡng như N,P,K rõ ràng, có màu đậm.

Phân hỗn hợp NPK giả: màu sắc của phân hỗn hợp NPK nhạt hơn do bị trộn thêm các nguyên liệu rẻ tiền như đất mùn, than bùn, bột sét, bột màu…

Bảo Linh (t/h)

Bộ Y tế cảnh báo giao dịch mua bán vaccine COVID-19 giả(VietQ.vn) - Bộ Y tế khuyến cáo, các cơ quan, tổ chức khi nhận được các thông tin, đề nghị, hợp tác về việc cung cấp vaccine COVID-19 cần thận trọng, chủ động xác thực, kiểm chứng thông tin, đảm bảo an toàn pháp lý, tài chính và thương mại.
Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang