Phát triển thiết bị đeo tay giúp phát hiện chứng ngưng thở khi ngủ

author 06:48 24/02/2022

(VietQ.vn) - Các nhà khoa học tại Hà Lan đã phát triển một thiết bị thông minh đeo ở tay, giúp người dùng có thể nhận biết được chứng ngưng thở của mình khi ngủ thay vì phải đến bệnh viện kiểm tra.

Nghiên cứu này được phát triển bởi tiến sĩ Gabriele Papini, tại Đại học Công nghệ Eindhoven của Hà Lan. Được biết, thiết bị giống như sản phẩm Fitbit này được đánh giá trên nhiều thiết bị cảm biến khác nhau, được theo dõi khi người dùng đang ngủ.

Như những thiết bị theo dõi thông minh khác, đây là thiết bị đeo ở tay, được chiếu ánh sáng LED màu xanh lá cây qua da của người dùng và vào các mạch máu bên dưới. Bằng cách phân tích lượng ánh sáng được hấp thụ bởi máu và lượng ánh sáng phản xạ trở lại mặt dưới của thiết bị, có thể liên tục đo nhịp tim của người đeo trong thời gian thực.

Thiết bị giúp phát hiện tình trạng ngưng thở khi ngủ 

Papini và các đồng nghiệp tin rằng những thay đổi trong nhịp tim có thể tương ứng với những thay đổi trong hô hấp gây ra bởi chứng ngưng thở khi ngủ. Nếu vậy, bệnh nhân có thể thoải mái đeo thiết bị trong nhiều đêm khi ngủ, thiết bị cũng sẽ cung cấp nhiều dữ liệu hơn và tốt hơn so với việc người bệnh phải trải qua một đêm tại phòng khám, được kết nối với nhiều cảm biến khác nhau chỉ để biết được chứng mất ngủ như nào.

Các nhà khoa học bắt đầu sử dụng thiết bị để theo dõi nhịp tim và biên độ mạch với 250 tình nguyện viên, một số người được biết bị chứng ngưng thở khi ngủ và một số người được biết là không. Dữ liệu đó sau đó được sử dụng để phân tích các thuật toán chuyên sâu.

Các thuật toán sau đó sẽ được khớp những thay đổi đáng kể về nhịp tim / biên độ mạch với các sự cố hô hấp do ngưng thở, ngoài ra chúng cũng được lọc ra "tiếng ồn xung quanh" gây mất tập trung chẳng hạn như chuyển động của cơ thể. Kết quả có thể tính được cái được gọi là "chỉ số ngưng thở-hypopnea" - tức là số các trường hợp hô hấp bất thường trong một giờ ngủ - cho mỗi người.

Khi thiết bị và các thuật toán được thử nghiệm trên 250 tình nguyện viên khác, chỉ số được tính toán cho mỗi người được tìm thấy gần giống với chỉ số thu được bằng cách sử dụng cảm biến truyền thống loại thường được sử dụng trong các phòng khám giấc ngủ.

“Hy vọng rằng nghiên cứu này sẽ mang đến các kỹ thuật mới, ngoài việc chẩn đoán tốt hơn, còn có thể kiểm tra hiệu quả của các phương pháp điều trị cho bệnh nhân rối loạn giấc ngủ,” Giáo sư Sebastiaan Overeem cho biết. "Và quan trọng, thiết bị có thể được sử dụng ở nhà và trong thời gian dài, điều này sẽ giúp giảm chi phí cũng như thời gian của người bệnh khi điều trị”.

Bảo Linh

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang