Tàu ngầm lớp Ohio mang 154 tên lửa Tomahawk có thể san phẳng mọi thứ nếu khai hỏa

author 19:03 15/04/2017

(VietQ.vn) - Tàu ngầm lớp Ohio của Mỹ có khả năng mang tối đa tới 154 tên lửa Tomahawk khiến bất cứ kẻ địch nào cũng phải lo sợ trước sự hiện diện của nó.

Sự kiện: Vũ khí quân sự nổi tiếng thế giới

Thông tin từ tờ báo Thanh Niên, Tổng thống Mỹ Donald Trump mới đây tiết lộ, hạm đội Mỹ tiến về bán đảo Triều Tiên còn có tàu ngầm với sức mạnh hơn cả tàu sân bay đó chính là tàu ngầm lớp Ohio.

Theo Lầu Năm Góc, trong đợt tấn công Syria mới đây, hai tàu khu trục Mỹ USS Porter và USS Ross đã phóng 61 quả tên lửa hành trình Tomahawk vào căn cứ không quân Shayrat. Trừ 2 quả bị trục trặc, 59 quả còn lại đều bắn trúng mục tiêu.

Theo website Hải quân Mỹ, tàu ngầm hạt nhân Ohio là chiếc đầu tiên của lớp tàu ngầm hạt nhân chiến lược mang tên lửa liên lục địa Trident (24 quả, tầm bắn 13.000 km), bắt đầu đóng từ năm 1976 - 1997.

Tàu ngầm lớp Ohio của Mỹ.

Tàu ngầm lớp Ohio của Mỹ. 

Hải quân Mỹ có tổng cộng 18 chiếc tàu ngầm lớp Ohio này, dùng để giáng đòn hạt nhân vào lãnh thổ đối phương. Đây cũng là một trong bộ ba vũ khí hạt nhân chiến lược của Mỹ, hai phần kia là tên lửa liên lục địa phóng từ hầm ngầm trên đất liền (ICBM) và oanh tạc cơ chiến lược mang bom hạt nhân như B-52, B-2.

Lớp tàu Ohio dài 170 m, lượng choán nước khi lặn 19.000 tấn, lặn sâu đến 250 m, tốc độ khi lặn khoảng 46 km/giờ, thủy thủ đoàn 155 người. Tàu có thể ở dưới nước tối đa 70 - 90 ngày tùy lượng thực phẩm mang theo.

Tin tức trên báo Infonet, tàu ngầm lớp Ohio có cấu trúc hình dáng tương đối phức tạp. Thân vỏ tàu ngầm được thiết kế vững chắc theo hình trụ tròn với hai phần đầu và cuối được kết nối liền mạch với hình nón và phần cuối là bán cầu lồi theo hình dáng thủy động học, phía trong gắn các bồn nước dằn tàu, khoang bán cầu lắp đặt anten sonar thủy âm và trục quay chân vịt.

Bên trong tàu ngầm lớp Ohio được thiết kế hiện đại. Ảnh: Infonet

Bên trong tàu ngầm lớp Ohio được thiết kế hiện đại. Ảnh: Infonet

Phía trong của thân vỏ tàu có cấu tạo vững chắc được bao phủ bằng một lớp vật liệu cách nhiệt, cách âm nhẹ, bao bọc và ngăn cách tất cả các khoang trong thân tàu như khoang chứa các ống phóng tên lửa, khoang trang thiết bị động lực đuôi tàu cùng với hệ thống radar anten thủy âm kéo theo đuôi tàu ở phía sau.

Với một diện tích không lớn của phía trong thân tàu, tàu ngầm có thể coi là tàu có một khoang chính thông suốt. Phương pháp thiết kế thân tàu như vậy, theo các chuyên gia đã giảm tối thiểu khả năng tạo tiếng ồn động thủy âm, đạt được tốc độ cơ động dưới ngầm cao nhất với tiếng ồm thấp nhất nếu so sánh cùng với các loại tàu ngầm có hai khoang chính. Các tấm vách ngăn cứng và chịu lực sẽ chia tàu thành các khoang thứ cấp, mỗi khoang thứ cấp sẽ chia khoang tàu ra làm nhiều sàn công tác.

Phần mũi tàu, phần khoang tên lửa và phần khoang đuôi tàu có các nắp cửa đóng mở để cung cấp hàng, cơ sở vật chất, đạn tên lửa và ngư lôi. Phần boong thượng được dịch chuyển lên phía trên mũi tàu, hai bên phía trên của boong thượng được lắp các cánh ổn định dạng cánh máy bay khí động học có hệ thống điều khiển để lái tàu, các cánh ổn định phía đuôi được thiết kế dạng chữ thập, trên các cánh đôi ổn định tàu nằm ngang có lắp các bánh lái điều khiển chuck - rods thẳng đứng.

Tàu ngầm K-114 Tula Nga có thể san phẳng một quốc gia chỉ sau ít phút(VietQ.vn) - Tàu ngầm K-114 Tula do Nga chế tạo có thể san phẳng một quốc gia chỉ trong thời gian cực ngắn. Chính uy lực hiếm có này mà nó được mệnh danh là sát thủ đại dương.

Vỏ tàu được thiết kế có độ bền vững cao, được hàn từ các bộ phận (vỏ) định dạng  hình trụ, hình nón và hình elip bằng thép có độ dày 75 mm. Vật liệu chính - thép cường lực mác HY-80/100 cho phép chịu được lực nén giao động trong khoảng từ  56-84 kgf /mm. Để tăng sức chịu lực nén của vỏ tàu đã gắn kết thêm các khung chịu lực hình khuyên nhau dọc theo chiều dài của thân tàu. Vỏ tàu được phủ lớp vật liệu chống ăn mòn từ nước biển. 

Báo Thanh Niên thông tin thêm, vào năm 1994, sau khi chấm dứt Chiến tranh Lạnh, Mỹ xem xét lại trạng thái vũ khí hạt nhân và nhận thấy rằng chỉ cần duy trì 14 chiếc tàu ngầm hạt nhân lớp Ohio là đủ. Thế là Hải quân Mỹ lên kế hoạch chuyển đổi công năng 4 tàu ngầm lớp Ohio đầu tiên từ phóng tên lửa hạt nhân sang phóng tên lửa hành trình Tomahawk tấn công đất liền và hỗ trợ các chiến dịch đặc biệt.

Tàu ngầm lớp Ohio cải tiến mang tên lửa Tomahawk được xem là câu trả lời cho chiến thuật chống tiếp cận/chống thâm nhập của hải quân những nước như Trung Quốc, Nga, vì có thể phóng hàng loạt tên lửa từ khoảng cách rất xa, khoảng 2.000 km, mà không phải đến gần bờ biển như tàu sân bay có thể gặp rủi ro từ tên lửa chống hạm hoặc tên lửa đạn đạo diệt tàu sân bay. Hơn nữa, tàu ngầm hạt nhân ẩn mình dưới lòng biển nên cũng rất khó dò tìm.

An Dương (T/h)

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang