Tết Hàn thực: Ăn bánh trôi, bánh chay thế nào để có lợi cho sức khỏe
Tết Hàn thực 3/3 âm lịch: Tết bánh trôi bánh chay cho người Việt
'Ghi điểm' với cách làm bánh trôi bánh chay ngũ sắc nhìn là muốn ăn
Nguồn gốc bánh trôi, bánh chay ngày Tết Hàn thực 3/3 âm lịch
1. Ý nghĩa của ngày Tết bánh trôi, bánh chay ở Việt Nam
Phong tục Tết Hàn thực (Tết ăn đồ lạnh) bắt nguồn từ Trung Quốc, xưa kia dịp này người ta thường không đốt lửa trong 3 ngày và chỉ ăn đồ lạnh đã nấu sẵn trước đó. Mỗi gia đình đều chuẩn bị bánh trôi, bánh chay dâng lên bàn thờ, tưởng nhớ ân đức tổ tiên.
Tuy nhiên, khác với Trung Quốc, Tết Hàn thực ở Việt Nam, người dân không kiêng lửa, mọi việc nấu nướng vẫn diễn ra bình thường. Do giao lưu văn hóa lâu đời với Trung Hoa nên ở một số gia đình người Việt Nam cũng có thói quen cúng Tết Hàn thực.
Ở Việt Nam, Tết Hàn thực mang ý nghĩa dân tộc sâu sắc. Việc dùng bánh trôi, bánh chay để cúng thể hiện cho văn hóa lúa nước. Cả hai thứ bánh đều được làm từ bột gạo nếp thơm, thành quả lao động vất vả mới có được để dâng lên ông bà, tổ tiên. Ở nhiều nơi, người dân làm bánh trôi, bánh chay cúng thần hoàng.
Tết Hàn thực của người Việt chủ yếu mang ý nghĩa hướng về cội nguồn. Bánh trôi, bánh chay cũng là cách tưởng nhớ về "bọc trăm trứng" của Âu Cơ và Lạc Long Quân. Bánh trôi tượng trưng cho 50 quả trứng nở ra thành 50 người con đi theo mẹ Âu Cơ lên đất liền để sinh sống.
Bánh chay tượng trưng cho 50 quả trứng, nở ra thành 50 người con đi theo cha Lạc Long Quân xuống biển. Chính vì thế, những chiếc bánh nhỏ có hình trong và màu trắng để trong giống trăm quả trứng.
2. Giá trị dinh dưỡng của bánh trôi, bánh chay
Bánh trôi, bánh chay được đánh giá là món ăn tốt cho sức khỏe. Cụ thể, giá trị dinh dưỡng của 100 gam gạo nếp bao gồm:
74.9g glucid, 8.6g protid, 1.5g lipid, 14g nước, 0.6g xeluloza, 0.8g tro, 32mg canxi, 98mg photpho, 1.2mg sắt và một số vitamin như B1, B2, PP.
Theo y học cổ truyền, gạo nếp vị ngọt, tính ấm, vào được ba đường kinh tỳ, vị và phế; có công dụng bổ trung ích khí, kiện tỳ dưỡng vị, ích phế chỉ hãn, thường được dùng để chữa các chứng hư lao, tiết tả do tỳ vị hư nhược, vị quản thống, tự hãn, đạo hãn và đa hãn, tiêu khát.
Gạo nếp giàu chất bột là dưỡng chất chính trong khẩu phần bữa ăn của người Việt. Nếu thiếu chất bột khi ăn dễ bị hạ đường huyết, người mệt mỏi, chân tay bủn rủn, làm việc khó tập trung, bụng đói cồn cào...
3. Những ai không nên ăn nhiều bánh trôi, bánh chay?
Mặc dù là món ăn truyền thống nhưng vào ngày Tết Hàn thực, một số người không nên ăn nhiều bánh trôi, bánh chay:
- Người bị đái tháo đường: Trong khẩu phần ăn của những người tiểu đường, tăng mỡ máu, cao huyết áp... thường được bác sĩ khuyến cáo hạn chế ăn đồ ngọt, đồ chứa nhiều tinh bột, đồ ăn nhiều năng lượng. Và bánh trôi, bánh chay chính là những thực phẩm cần kiêng trong số đó. Nhóm người này vẫn có thể ăn nhưng nên ăn theo khẩu phần được bác sĩ cho phép.
- Người béo phì: Người thừa cân, béo phì cần hạn chế tinh bột. Bánh trôi lại làm hoàn toàn bằng bột gạo nên đây cũng là món ăn không dành cho người béo phì.
Theo bác sĩ Nguyễn Đình Bình (Cao đẳng Y Hà Nội): Bánh trôi, bánh chay rất ngon nhưng lại giàu tinh bột, nhiều calo vì vậy không phù hợp cho những người thừa cân. Một phần bánh trôi, bánh chay chứa khoảng 300 calo, để cắt giảm số calo này bạn sẽ mất tới 30 phút đi xe đạp hoặc 15 phút tập plank.
- Người bị tim mạch, dạ dày: Nếu ăn quá nhiều bánh trôi có thể làm tăng gánh nặng cho việc lưu thông máu khiến tim mệt. Bánh trôi còn thúc đẩy bài tiết acid dạ dày làm cho bệnh tình của bệnh nhân bị đau dạ dày thêm trầm trọng.
- Người có hệ tiêu hóa kém: Rối loạn tiêu hóa thường đi kèm với các triệu chứng như đau bụng, đầy hơi, ợ chua, buồn nôn, táo bón hoặc tiêu chảy… ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống và công việc rất nhiều. Theo lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng, đồ ăn ngọt là "kẻ thù" của người bị rối loạn tiêu hóa vì đồ ngọt có thể làm tăng áp lực cho dạ dày, đại tràng, làm nặng thêm các tình trạng ợ hơi, ợ chua và đầy bụng. Bánh trôi, bánh chay có thành phần chính là đường và bột gạo nên không phù hợp cho những người đang bị rối loạn về tiêu hóa.
Ngọc Mai (t/h)