Thả nổi "hàng độc"?

author 06:46 06/03/2013

Thời gian vừa qua, liên tục có nhiều mặt hàng Trung Quốc bị cáo buộc có chất gây ung thư. Tuy nhiên, theo chuyên gia kinh tế - TS Nguyễn Minh Phong, các cơ quan chức năng vẫn còn đùn đẩy trách nhiệm đối với hiện tượng đáng lo ngại này

 Ông nhìn nhận gì trước sự xâm lấn của hàng chất lượng kém, thậm chí là có nguy cơ độc hại từ Trung Quốc đang gây lo ngại cho người tiêu dùng?
 
 - TS Nguyễn Minh Phong: Trong cam kết hội nhập của ASEAN với Trung Quốc, Trung Quốc có quyền mang hàng vào Việt Nam cũng như Việt Nam có quyền xuất hàng vào nước họ mà không được áp dụng các biện pháp, thái độ kỳ thị.
 
Tuy nhiên, việc quan trọng nhất là chúng ta phải có hệ thống hàng rào kỹ thuật - đây là công cụ bảo trợ quan trọng nhất và được quyền chủ động của mỗi bên. Các nước Tây Âu, Mỹ làm rất tốt việc này. Tất nhiên, hàng rào kỹ thuật cũng phải đặt ra với hàng sản xuất trong nước bởi mục đích của việc làm này là nhằm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
 
Ngoài ra, công tác quản lý, thông tin kịp thời chất lượng hàng hóa cho người tiêu dùng cũng phải được quan tâm. Việc làm này vừa tránh kỳ thị hàng ngoại vừa giúp người dân hiểu rõ hơn chất lượng hàng hóa để họ tự đưa ra quyết định. Nên để Hiệp hội Bảo vệ người tiêu dùng phát động phong trào quay lưng với hàng kém chất lượng. Việc làm này không phải nhằm mục đích bài hàng ngoại mà giúp người tiêu dùng trở nên thông thái.
 
Bên cạnh đó, các cơ quan chức năng, doanh nghiệp cũng phải chủ động, có ý thức nâng cao chất lượng hàng hóa do mình sản xuất.
 
Vừa qua, có hiện tượng đèn lồng hay nhiều sản phẩm tiêu dùng khác xuất xứ từ Trung Quốc có chất gây ung thư, phải chăng có chủ trương từ bên ngoài?
 
- Tổng hợp thực tiễn trong thời gian qua cho thấy dường như có cả một kế hoạch từ bên ngoài đưa hàng xấu, hàng kém chất lượng vào Việt Nam tiêu thụ. Mục tiêu của kế hoạch này có thể không chỉ vì lợi nhuận mà còn mục đích sâu xa, lâu dài hơn là làm giảm sút sức khỏe của dân tộc Việt Nam.

Một số sản phẩm bị lên án nhưng khi truy trách nhiệm của lực lượng quản lý thị trường thì cơ quan này đẩy sang Bộ Khoa học và Công nghệ nhưng bộ này lại phân bua là “phải có sản phẩm trong tay” thì mới biết chất lượng thế nào?
 
- Về mặt pháp lý, chúng ta phải hoàn thiện thêm những quy định liên quan đến nhận dạng và đánh giá thông tin cũng như trách nhiệm xử lý, đây là khoảng trống trong luật pháp Việt Nam.
Khó xác định thủ phạm gây ung thư
PGS-TS Nguyễn Văn Thuấn, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phòng chống ung thư (Bệnh viện K Trung ương), cho biết mỗi năm, tại Việt Nam số bệnh nhân ung thư mắc mới là 150.000 người và khoảng 75.000 người tử vong do ung thư. Ngoài nguyên nhân do hút thuốc lá, uống rượu, làm việc trong môi trường độc hại, chế độ dinh dưỡng không hợp lý, sử dụng thực phẩm có chứa chất bảo quản … thì việc sử dụng các sản phẩm nhiễm hóa chất độc hại trong thời gian dài cũng bị coi là nguy cơ dẫn đến bệnh ung thư…
Theo giới chuyên môn, để kết luận thực phẩm hay đồ dùng sinh hoạt gây bệnh ung thư là không dễ bởi sự tác hại của nhóm hàng này là tích tụ chất độc lâu ngày trong cơ thể. Đến khi phát bệnh thì rất khó xác định thủ phạm chính gây bệnh.
 

Theo NLD

 

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang