Thái Bình: Trồng khoai tây trong không khí, ‘đẻ’ nhiều củ

author 13:17 16/03/2016

(VietQ.vn) - Thái Bình đã triển khai mô hình trồng khoai tây theo phương pháp khí cảnh để cung cấp giống nguyên chủng và mô hình ngắt ngọn tạo giống giá thấp.

Sự kiện: Chuyên đề: NÂNG CAO NĂNG SUẤT CHẤT LƯỢNG

Thái Bình từng là tỉnh có diện tích trồng khoai tây thuộc loại lớn nhất nước, tuy nhiên, đến nay diện tích trồng khoai tây của tỉnh giảm đáng kể. Nguyên nhân khó mở rộng diện tích chủ yếu là do chi phí giống cao, lại chưa chủ động được nguồn giống, nhất là giống nguyên chủng. Tháo gỡ khó khăn này, Trung tâm Khuyến nông tỉnh đã triển khai mô hình trồng khoai tây theo phương pháp khí canh để cung cấp giống nguyên chủng và mô hình ngắt ngọn tạo cây khoai giống giá thấp cho nông dân.

Với phương pháp truyền thống, muốn trồng khoai tây nhất thiết phải có đất nhưng áp dụng phương pháp khí canh, đất không còn cần thiết. Thay vì sử dụng củ, phương pháp này tạo cây giống từ nuôi cấy mô tế bào. Khi mô tế bào phát triển thành cây con trong phòng thí nghiệm sẽ được đưa ra khu nhà lưới trồng trên giá thể cách ly hoàn toàn khỏi mặt đất. Hợp chất nước và các dinh dưỡng cần thiết được phun định kỳ vào gốc cây non để kích thích cây ra rễ, phát triển và tạo củ. Trong môi trường thoáng khí, các chất dinh dưỡng được hòa vào nước sẽ tự động phun dưới dạng sương mù vào bộ rễ với tần suất 15 - 30 phút/ lần. Lượng dung dịch thừa được thu hồi và bổ sung dinh dưỡng để tiếp tục sử dụng.

Thái Bình: Trồng khoai tây trong… không khí, ‘đẻ’ nhiều củKỹ thuật trồng khoai tây trong… không khí, ‘đẻ’ nhiều củ

Thực hiện phương pháp này, cây khoai tây sinh trưởng phát triển rất tốt. Mỗi cây khoai trồng trên giàn khí canh có thể cho 40 - 60 củ, cao gấp nhiều lần so với cách trồng truyền thống trong đất. Ðặc biệt, phương pháp này tạo ra nguồn giống nguyên chủng chất lượng cao (đây là củ dạng bi, rất nhỏ chỉ từ 1 - 3cm/củ), khi được sử dụng để canh tác có thể cho năng suất 680kg/sào/vụ, cao hơn so với sử dụng giống khoai truyền thống; giá bán thương phẩm cũng cao hơn hẳn khoai tây truyền thống (khoảng 8.000 - 12.000 đồng/kg). Không chỉ cho năng suất cao, giống nguyên chủng còn khắc phục được hạn chế của loại giống do nông dân tự để bị thoái hóa, cây phát triển chậm, dễ nhiễm sâu bệnh. So với giá giống nguyên chủng nhập nội khoảng 24.000 - 25.000 đồng/kg thì giống sản xuất tại Trung tâm chỉ có giá khoảng 11.000 đồng/kg.

Tuy nhiên, điểm hạn chế của phương pháp khí canh này là kỹ thuật vận hành phức tạp, đòi hỏi kỹ năng, kỹ thuật chuyên môn cao không phải người dân nào cũng áp dụng được; chi phí đầu tư khá lớn nên chỉ phù hợp để sản xuất giống, khó áp dụng để sản xuất thương mại trên diện rộng.

Ðể khắc phục hạn chế của phương pháp khí canh, Trung tâm Khuyến nông tiếp tục áp dụng phương pháp ngắt cành để tạo cây giống thay cho phương pháp sử dụng củ làm giống như trước đây. Với phương pháp này, sau khi nuôi cấy mô trong phòng thí nghiệm, cây con tạo ra sẽ được đưa ra khu nhà lưới để trồng trên giàn khí canh. Sau khoảng 10 ngày có thể ngắt ngọn để nhân giống. Cây giống tiếp tục được dâm trên giàn khí canh khoảng 15 ngày để cây ra rễ sau đó đem đóng bầu, trồng vào khay sẵn sàng cung ứng giống để đưa ra ruộng trồng đại trà dưới dạng cây con.

>>Phi Thanh Vân sinh con ở bệnh viện công hết 5 triệu đồng

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang