Thu giữ gần 1,4 tấn thịt gà, mỡ heo không rõ nguồn gốc
Bộ Y tế cảnh báo: Bếp ăn tập thể quy mô hàng nghìn suất nguy cơ ngộ độc
Gia hạn thời gian nộp trả lời câu hỏi điều tra áp chống bán phá giá thép cán nóng từ Ấn Độ, Trung Quốc
Theo đó, tại thời điểm kiểm tra, đoàn công tác phát hiện cơ sở kinh doanh do Đoàn Văn Phúc (SN 1998, trú phường Phú Tài, TP.Phan Thiết) làm chủ, đang chứa khoảng 920kg thịt gà các loại và 460kg mỡ heo không có nhãn mác, ngày sản xuất và hạn sử dụng.
Qua làm việc, chủ cơ sở trên không xuất trình được hóa đơn, chứng từ hợp pháp liên quan đến lô hàng trên. Đoàn kiểm tra đã tiến hành lập biên bản tạm giữ toàn bộ số hàng vi phạm để tiếp tục xác minh, điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật.
Trong thời gian tới, lực lượng Cảnh sát kinh tế tỉnh Bình Thuận sẽ tiếp tục phối hợp các ngành chức năng tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường. Trong đó, tập trung kiểm tra, kiểm soát cơ sở kinh doanh các mặt hàng thiết yếu; tăng cường công tác phòng, chống hành vi vi phạm.
Theo Nghị định số 115/2018/NĐ-CP ngày 4/9/2018 của Chính phủ, hành vi vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm có thể bị xử phạt hành chính đến 100 triệu đồng đối với cá nhân, 200 triệu đồng đối với tổ chức, cùng các hình thức xử phạt bổ sung như: Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm từ 1 đến 6 tháng, đình chỉ hoạt động có thời hạn... Nếu vi phạm nghiêm trọng còn có thể bị xử lý hình sự theo Điều 317, Bộ luật Hình sự.
Tuy nhiên, trên thực tế, tình trạng vi phạm về an toàn thực phẩm vẫn diễn biến phức tạp, không ít doanh nghiệp sau khi bị xử phạt vi phạm hành chính vẫn tái diễn hành vi buôn bán, kinh doanh thực phẩm "bẩn". Theo các chuyên gia, hành vi sản xuất, kinh doanh thực phẩm "bẩn" phải bị coi là tội ác, bởi nó trực tiếp hủy hoại sức khỏe cộng đồng; kiên quyết đấu tranh với thực phẩm "bẩn" để có môi trường sống an toàn hơn.
An Nguyên