Xuất hiện tiểu hành tinh 'lướt' qua Trái Đất đêm Noel

author 10:42 16/12/2015

(VietQ.vn) - Theo các nhà khoa học, một tiểu hành tinh với đường kính 2,4km, di chuyển với tốc độ 28km/giây sẽ bay ngang Trái đất vào đêm Noel với khoảng cách gần nhất.

Sự kiện: Khám phá vũ trụ

Các nhà khoa học cho biết tiểu hành tinh 2003 SD220 với đường kính 2,4km sẽ bay ngang Trái Đất vào đêm Noel. Khoảng cách giữa nó và Trái Đất lúc gần nhất là 6,7 triệu dặm (10,7 triệu km). Tuổi Trẻ dẫn theo Metro ngày 15/12, đã xuất hiện tin đồn xảy ra động đất, núi lửa phun... vào lúc 2003 SD220 bay ngang qua.

Tuy nhiên Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) đã bác bỏ, nói rằng Trái Đất không bị ảnh hưởng gì do khoảng cách với tiểu hành tinh này khá xa, xa gấp 28 lần khoảng cách giữa Trái Đất và Mặt Trăng. 2003 SD220 được phát hiện vào năm 2003. Cứ sau vài năm nó lại bay qua Trái Đất một lần. Theo tính toán của NASA, nó không có khả năng đe dọa hành tinh Xanh trong ít nhất 200 năm tới.

Tiểu hành tinh 2003 SD220. Ảnh: NASA

Tiểu hành tinh 2003 SD220. Ảnh: NASA

Hiện nó đang di chuyển với tốc độ 28 km/giây. Mặc dù to lớn như vậy, 2003 SD220 chỉ có thể được nhìn thấy bằng kính thiên văn. Với chiều rộng lên tới 2,4km và khoảng cách như vậy, một tin đồn cho rằng tiểu hành tinh 2003 SD22 có thể gây ra động đất và làm núi lửa hoạt động trở lại. Nhưng các chuyên gia khẳng định không có bằng chứng khoa học cho giả thuyết này.

Tiểu hành tinh 2003 SD220 hiện đang di chuyển với tốc độ 28 km/giây. Cơ quan vũ trụ Mỹ (NASA) cho biết tiểu hành tinh này sẽ trở lại Trái đất vào năm 2018, nhưng không có khả năng đe dọa hành tinh của chúng ta trong ít nhất 200 năm nữa.

NASA đã đưa 2003 SD220 vào danh sách những thiên thạch mà con người có thể tiếp cận và các nhà thiên văn học sẽ theo dõi nó trong vài tuần tới. Theo chương trình quan sát các vật thể gần Trái Đất, không có thiên thạch hay sao chổi nào có thể ảnh hưởng tới hành tinh của chúng ta trong tương lai gần, theo Dân Việt.

Nguyễn Thùy (T/h)

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang