Tổng cục tổ chức hội thảo chuyên đề nâng cao nhận thức về TCĐLCL cho đội ngũ cán bộ
Hoạt động TCĐLCL: Đổi mới căn bản, tạo điều kiện thuận lợi để DN phát huy mọi năng lực sáng tạo
Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng luôn tiên phong trong sự nghiệp đổi mới của ngành
Tham dự Hội thảo có TS. Hà Minh Hiệp – Phó Tổng cục trưởng phụ trách Tổng cục TCĐLCL, TS. Nguyễn Hoàng Linh – Phó Tổng cục trưởng Tổng cục TCĐLCL cùng đại diện lãnh đạo, cán bộ các đơn vị trực thuộc Tổng cục.
Phát biểu khai mạc Hội thảo, TS. Hà Minh Hiệp cho biết, nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ về TCĐLCL là yêu cầu cấp thiết và phải được thực hiện thường xuyên. Mỗi người làm TCĐLCL cần hiểu và hiểu rõ các vấn đề của ngành: Ngành TCĐLCL gồm 3 chân kiềng tiêu chuẩn, đo lường và quản lý chất lượng. Người làm lĩnh vực tiêu chuẩn không chỉ hiểu về tiêu chuẩn mà cần phải biết về đo lường và quản lý chất lượng, ngược lại cũng vậy.
"Mấu chốt của hoạt động này chính là nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ về TCĐLCL, đưa TCĐLCL trở nên gần gũi và cụ thể hóa thành hành động”, TS. Hiệp nhấn mạnh.
Theo đó, Hội thảo gồm 3 chuyên đề: "Chiến lược tiêu chuẩn hóa Quốc gia giai đoạn 2021 - 2025, tầm nhìn 2030" - diễn giả Phạm Thị Phương Thảo – Phó Vụ trưởng Vụ Tiêu chuẩn; "Lộ trình xây dựng tiêu chuẩn Quốc gia (TCVN) về xe điện" - diễn giả Trần Thị Kim Huế - Viện Tiêu chuẩn Chất lượng Việt Nam và "Lộ trình xây dựng TCVN về kinh tế tuần hoàn" - diễn giả Đoàn Thanh Vân – Viện Tiêu chuẩn Chất lượng Việt Nam.
Các diễn giả đã trình bày khái lược nội dung cơ bản, trên cơ sở đó đi sâu phân tích những yếu tố căn cốt, đồng thời đưa ra định hướng, giải pháp cho từng nhóm vấn đề.
Mở đầu với Chuyên đề "Chiến lược tiêu chuẩn hóa Quốc gia giai đoạn 2021 - 2025, tầm nhìn 2030", diễn giả Phạm Thị Phương Thảo tập trung vào 3 nội dung chính: Kinh nghiệm quốc tế; Quá trình xây dựng dự thảo Chiến lược; Nội dung chính của Chiến lược tiêu chuẩn hóa quốc gia đến năm 2030.
Trong đó, quan điểm chỉ đạo xây dựng Chiến lược tiêu chuẩn hóa quốc gia đến năm 2030 là phát triển hoạt động tiêu chuẩn hóa toàn diện, đồng bộ ở tất cả ngành, lĩnh vực của nền kinh tế và xã hội, huy động sự tham gia của các chủ thể trong xã hội, đưa hoạt động tiêu chuẩn hóa trở thành động lực quan trọng, có vai trò dẫn dắt, thúc đẩy sự phát triển hạ tầng chất lượng quốc gia (NQI), góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia;
Định hướng phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia phục vụ việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, chiến lược của một số ngành, lĩnh vực trọng tâm của đất nước đáp ứng yêu cầu thị trường trong nước và quốc tế; lấy đổi mới sáng tạo để nâng cao hiệu quả áp dụng tiêu chuẩn; Đẩy mạnh hội nhập quốc tế về tiêu chuẩn hóa đối với từng lĩnh vực cụ thể, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tham gia vào công tác tiêu chuẩn hóa quốc tế; nâng cao vị thế của Việt Nam tại các tổ chức, diễn đàn tiêu chuẩn quốc tế, khu vực.
Ở Chuyên đề "Lộ trình xây dựng TCVN về xe điện", diễn giả Trần Thị Kim Huế tập trung phân tích làm rõ các vấn đề như: Tổng quan về xe điện, trạm sạc xe điện; Hệ thống TCVN về xe điện, trạm sạc xe điện; Xây dựng và hoàn thiện hệ thống TCVN về xe điện, trạm sạc xe điện.
Trong đó, tiêu chuẩn là tiền đề quan trọng giúp doanh nghiệp nâng cao chất lượng và khả năng cạnh tranh, vượt qua các rào cản kỹ thuật trong thương mại để hội nhập sâu rộng và mạnh mẽ hơn với quốc tế và khu vực. Vì vậy, trước sự phát triển của xe điện ở Việt Nam hiện nay, đòi hỏi phải có hệ thống TCVN đầy đủ, hài hòa với tiêu chuẩn khu vực và trên thế giới, phục vụ kịp thời nhu cầu của nhà sản xuất, nhập khẩu và bảo vệ người tiêu dùng... Đồng thời, việc có hệ thống TCVN đầy đủ sẽ giúp cơ quan quản lý nhà nước trong việc quản lý chất lượng đối với đối tượng xe điện.
Theo bà Trần Thị Kim Huế, hiện nay các TCVN về xe điện, trạm sạc được xây dựng dựa trên cơ sở các tiêu chuẩn quốc tế của Tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO), Ủy ban kỹ thuật điện quốc tế (IEC) hoặc tham khảo tiêu chuẩn của Uỷ ban Kinh tế Châu Âu (ECE),... Các TCVN này được xây dựng bởi các Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia với sự tham gia đóng góp của các thành phần gồm: Đội ngũ nhà khoa học, chuyên gia đến từ các trường đại học, viện nghiên cứu, các cơ quan tổ chức, hiệp hội, các doanh nghiệp có liên quan,… Vì vậy các TCVN này đảm bảo về chất lượng, hài hòa lợi ích các bên cũng như hài hòa với hệ thống tiêu chuẩn quốc tế và tiêu chuẩn khu vực.
Thứ 3, Chuyên đề "Lộ trình xây dựng TCVN về kinh tế tuần hoàn", gồm 5 nội dung chính: Khái niệm về kinh tế tuần hoàn; Tình hình quốc tế; Định hướng, chính sách và các văn bản pháp luật liên quan; Các biểu hiện của kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam; Lộ trình xây dựng TCVN về kinh tế tuần hoàn.
Theo bà Đoàn Thanh Vân, trên thế giới đã có nhiều hoạt động thúc đẩy tiêu chuẩn hóa liên quan đến kinh tế tuần hoàn. Hiện nay, tại nước ta, nhóm tiêu chuẩn ưu tiên xây dựng thành TCVN phục vụ phát triển kinh tế tuần hoàn gồm: Danh mục nhóm tiêu chuẩn chung về khuôn khổ và hướng dẫn liên quan đến quản lý môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu và trách nhiệm xã hội của tổ chức;
Danh mục nhóm tiêu chuẩn về công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ: Nhóm tiêu chuẩn về năng lượng mới, năng lượng tái tạo; Nhóm tiêu chuẩn về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; Nhóm tiêu chuẩn về sản xuất và tiêu dùng bền vững; Nhóm tiêu chuẩn về tái sử dụng, tái chế, tái sản xuất trong công nghiệp, nông nghiệp (chất dẻo, chất thải sinh hoạt, phụ phế phẩm nông nghiệp…); Nhóm tiêu chuẩn về môi trường (xử lý nước thải, sản phẩm nhựa phân hủy sinh học…); Nhóm tiêu chuẩn về nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp bền vững.
Các chuyên đề đã nhận được nhiều ý kiến trao đổi, góp ý của Lãnh đạo Tổng cục cũng như đại biểu tham dự cùng làm rõ những vấn đề liên quan, trên cơ sở đó tiếp tục hoàn thiện và triển khai một cách hiệu quả trong thực tế, đáp ứng nhu cầu của xã hội cũng như các tổ chức, doanh nghiệp.
Một số hình ảnh tại buổi Hội thảo:
Hội thảo tháng 3 là chương trình đầu tiên nằm trong chuỗi hoạt động diễn ra hàng tháng nhằm nâng cao nhận thức về hoạt động TCĐLCL cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của các đơn vị thuộc Tổng cục. Dự kiến, Hội thảo tiếp theo sẽ được tổ chức vào ngày thứ 6 của tuần thứ hai các tháng với các chuyên đề khác nhau do các đơn vị phụ trách, nội dung cụ thể như sau:
Chuyên đề tháng 4: Nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra về hoạt động TCĐLCL; Đánh giá và định hướng của công tác khảo sát chất lượng sản phẩm, hàng hóa trên thị trường.
Chuyên đề tháng 5: Triển khai thí điểm áp dụng ISO 18091 tại cơ quan hành chính Nhà nước.
Chuyên đề tháng 6: Hoạt động so sánh vòng về các chuẩn đo lường; Quy trình kiểm định, hiệu chuẩn trụ sạc cho xe điện.
Chuyên đề tháng 7: Nâng cao hiệu quả triển khai công tác thử nghiệm thành thạo.
Chuyên đề tháng 8: Giải pháp nâng cao năng suất lao động quốc gia; Định hướng phát triển chuyên gia năng suất tại Việt Nam.
Chuyên đề tháng 9: Chuyển đổi số lĩnh vực đánh giá sự phù hợp; Chuyển đổi số lĩnh vực đo lường.
Chuyên đề tháng 10: Sửa đổi, bổ sung Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
Ngọc Xen