Trồng lúa mạch biến đổi gene trong phòng thí nghiệm để tạo ra thịt
Cơ hội và thách thức khi ứng dụng cửa khẩu số trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn
Sử dụng ứng dụng PC-Covid có cần bật Bluetooth?
Điểm mặt những dụng cụ nấu ăn kém chất lượng có thể gây nhiễm độc, ung thư
Nhóm nghiên cứu đang trồng 130.000 cây lúa mạch biến đổi gene bên trong nhà kính rộng 2.000 m2 ở bán đảo Reykjanes, Iceland, với một mục đích đặc biệt - tạo ra thịt trong phòng thí nghiệm. Nhà kính trang bị hệ thống thủy canh tiên tiến sử dụng đá bọt núi lửa để trồng số cây này.
Các chuyên gia sẽ thu hoạch hạt lúa mạch và tinh chế để chiết xuất protein "yếu tố tăng trưởng" - loại protein giúp kích thích sự phát triển của các mô nhất định. Yếu tố tăng trưởng đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự biệt hóa tế bào và phân bào, diễn ra ở rất nhiều sinh vật, bao gồm con người, thực vật, côn trùng, động vật lưỡng cư. Lúa mạch là loại cây lý tưởng để sản xuất các yếu tố tăng trưởng vì có thể mọc ở nhiều kiểu khí hậu khác nhau và không giao phấn (hạt phấn của hoa này tiếp xúc với nhụy của hoa khác) với các cây xung quanh.
Các nhà nghiên cứu đang nghiên cứu trồng 130.000 cây lúa mạch biến đổi gene để nuôi cấy thịt từ tế bào. Ảnh: VnExpress/BBC
Các yếu tố tăng trưởng sau đó có thể sử dụng để nuôi cấy thịt trong phòng thí nghiệm, giúp ngành sản xuất thịt ít phụ thuộc vào động vật hơn trong tương lai.
Năm 2010, ORF Genetics cũng giới thiệu một sản phẩm chăm sóc da sử dụng yếu tố tăng trưởng từ thực vật ứng dụng kỹ thuật sinh học. Sau 10 năm, hãng này hy vọng có thể thâm nhập thị trường thịt nuôi cấy từ tế bào. "Dân số đang tăng lên và chúng ta cần cung cấp thức ăn cho tất cả mọi người. Chúng ta không cần giết động vật mà chỉ lấy tế bào gốc từ chúng", Arna Runarsdottir, giám đốc công nghệ protein tại ORF Genetics cho biết.
Sản xuất thịt từ phòng thí nghiệm đòi hỏi ít đất và năng lượng hơn, đồng thời tạo ra ít rác thải độc hại. Runarsdottir cũng nhận xét đây là giải pháp khả thi và tốt cho môi trường hơn so với quá trình sản xuất thịt truyền thống. Theo BBC, một số công ty sản xuất sản phẩm thịt nuôi cấy trong phòng thí nghiệm hiện đã sử dụng các yếu tố tăng trưởng của ORF Genetics.
Trước đó, các nhà khoa học Hà Lan đã sử dụng tế bào gốc để sản xuất ra thịt nhân tạo nhằm thay thế thịt từ gia súc. Nhóm của giáo sư Mark Post tại Đại học Maastricht, Hà Lan đã "trồng" những dải cơ nhỏ có chiều dài 2cm, rộng 1cm và dày 1 cm. Chúng có màu trắng và trông giống như dải thịt mực. Những dải cơ này sau đó sẽ được trộn với huyết thanh và được trồng nhân tạo, băm nhỏ để tạo ra miếng thịt băm viên kẹp trong một chiếc bánh hamburger.
Chi phí để sản xuất ra miếng thịt này lên tới 200.000 bảng Anh (gần 6 tỷ đồng), song giáo sư Post cho biết giá thành sẽ hạ khi công nghệ sản xuất được cải thiện.
Trước đó, do chịu ảnh hưởng từ nhiều phong trào như 'ăn xanh' vì sức khỏe, bảo vệ môi trường, tại nhiều nước phát triển, nhất là Mỹ, các loại thịt có nguồn gốc thực vật (rau) thực sự bùng nổ. Hãng Beyong Burger bán thực phẩm này tại hơn 35.000 điểm, trong đó có nhiều khu ăn uống tại các siêu thị. Với thành phần chính là đậu, gạo, củ dền,... Beyond Meat không chỉ thơm ngon mà còn có mùi vị, dưỡng chất như những miếng thịt thượng hạng.
"Chúng tôi xác định thịt dựa trên protein, carbohydrate, lipit, khoáng chất và vitamin, tất cả những chất có thể tìm được ở thế giới thực vật", chuyên gia sinh học Rebecca Miller của Beyond Meat nói.
Từ thành công vang dội của Công ty Beyond Meat, nhiều hãng chuyên sản xuất thịt thông thường cũng gia nhập thị trường "thịt chay".
An Dương (T/h)