Bệnh nguy hiểm có thể khiến đột ngột trụy tim mạch đã 'mon men' đến Việt Nam

author 19:11 12/10/2017

(VietQ.vn) - Căn bệnh nguy hiểm này có thể gây tắc nghẽn đường thở, đột ngột trụy tim mạch,... gây tử vong. Hiện ở nước ta đã có những người bị dương tính với căn bệnh này.

Theo Cục Y tế dự phòng, bệnh bạch hầu là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính có giả mạc ở tuyến hạnh nhân, hầu họng, thanh quản, mũi. Bệnh có thể xuất hiện ở da, các màng niêm mạc khác như kết mạc mắt hoặc bộ phận sinh dục. Đây là một bệnh vừa nhiễm trùng vừa nhiễm độc và các tổn thương nghiêm trọng của bệnh chủ yếu là do ngoại độc tố của vi khuẩn bạch hầu gây ra.Các biểu hiện lâm sàng của bệnh như viêm họng, mũi, thanh quản. Họng đỏ, nuốt đau. Da xanh, mệt, nổi hạch ở dưới hàm làm sưng tấy vùng cổ. Khi khám thấy có giả mạc. 

Bệnh bạch hầu dễ bị nhầm với các bệnh như viêm họng có giả mạc mủ khác hoặc viêm amydan có hốc mủ. Ảnh minh họa

Bạch hầu thanh quản là thể bệnh nặng ở trẻ em. Biểu hiện lâm sàng bị nhiễm ngoại độc tố bạch hầu tại chỗ là giả mạc và biểu hiện toàn thân là nhiễm độc thần kinh, làm tê liệt thần kinh sọ não, thần kinh vận động ngoại biên và thần kinh cảm giác và/hoặc viêm cơ tim. Tỷ lệ tử vong khoảng 5% - 10%.

Cần lưu ý phân biệt với bệnh viêm họng có giả mạc mủ khác hoặc viêm amydan có hốc mủ. Tác nhân gây bệnh là Corynebacterium diphtheriae thuộc họ Corynebacteriaceae. Vi khuẩn bạch hầu có 3 týp là Gravis, Mitis và Intermedius. Vi khuẩn có sức đề kháng cao ở ngoài cơ thể và chịu được khô lạnh. Nếu được chất nhày bao quanh bảo vệ thì vi khuẩn có thể sống trên đồ vật vài ngày đến vài tuần; trên đồ vải có thể sống được 30 ngày; trong sữa, nước uống sống đến 20 ngày; trong tử thi sống được 2 tuần.

Ăn cháo cá chép không đúng cách có thể nguy hiểm cho mẹ bầu và thai nhi(VietQ.vn) - Các mẹ bầu thường được cho ăn cháo cá chép vì những lợi ích lớn cho thai nhi. Tuy nhiên nếu không biết cách chế biến, món cháo cá chép có thể "đầu độc" mẹ bầu.

Bản chất của ngoại độc tố bạch hầu là một protein có tính kháng nguyên đặc hiệu, độc tính cao, không chịu được nhiệt độ và focmol. Ngoại độc tố của các typ vi khuẩn bạch hầu đều giống nhau. Ngoại độc tố khi được xử lý bằng nhiệt độ và focmol sẽ mất độc lực, được gọi là giải độc tố (anatoxine) dùng làm vắc xin.

Bệnh bạch hầu lưu hành rộng rãi ở mọi nơi trên thế giới và đã gây nên các vụ dịch nghiêm trọng, nhất là ở trẻ em trong thời kỳ chưa có vắc xin dự phòng. Năm 1923, vắc xin giải độc tố bạch hầu ra đời và từ đó đến nay tính nghiêm trọng của bệnh dịch đã thay đổi trên toàn thế giới.

Bệnh bạch hầu thường xuất hiện trong những tháng lạnh ở vùng ôn đới. Bệnh có tính mùa, thường tản phát, có thể phát triển thành dịch nhất là ở trẻ dưới 15 tuổi chưa được gây miễn dịch đầy đủ. Bệnh bạch hầu được lây truyền qua đường hô hấp do tiếp xúc với người bệnh hoặc người lành mang vi khuẩn bạch hầu. Bệnh còn có thể lây do tiếp xúc với những đồ vật có dính chất bài tiết của người bị nhiễm vi khuẩn bạch hầu. 

Mới đây, tại Quảng Nam đã có 7 trường hợp ở Nam Trà My dương tính với bệnh bạch hầu. Hiện tại, Sở Y tế Quảng Nam đã trực tiếp đến hiện trường, kiểm tra công tác phòng chống dịch bệnh, tổ chức điều trị cho các bệnh nhân.Bệnh bạch hầu xảy ra tại Nam Trà My ở lứa tuổi từ 8 đến 12. Trước đó, trong tháng 1 và tháng 5 vừa qua ở huyện Tây Giang phát hiện người bệnh ở độ tuổi từ 15 đến 20 tuổi.

Minh Châu

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang