Gà chọi có thể 'gục ngã' vì căn bệnh nguy hiểm, diễn biến cực nhanh

author 14:27 09/11/2017

(VietQ.vn) - Gà chọi thường được người nuôi chăm sóc kỹ tuy nhiên chúng vẫn có thể mắc một số những căn bệnh dịch nguy hiểm dẫn đến chết nhanh chóng.

Sự kiện: Kỹ thuật nuôi và chăm sóc vật nuôi

Xem thêm video trận đá gà cực hay và gay cấn trên tài khoản Yotube Văn Lộc Hải:

Với giống gà chọi, những người chơi gà thường có chế độ chăm sóc đặc biệt để rèn cho gà có một thể lực tốt, bền bỉ, bộ lông mượt và dẻo, các đòn đánh chính xác, khả năng chịu đòn và giành chiến thắng. Theo ông Nguyễn Duy Phong (một người nuôi gà chọi có tiếng tại Hà Nam) cho biết, để có được một con gà chọi khỏe mạnh, hiếu chiến, đá tốt đòi hỏi sự kỳ công và người nuôi hết sức kiên nhẫn, hàng ngày phải luyện tập, phơi nắng, bóp rượu thường xuyên, chế độ ăn đặc biệt... Tuy nhiên với sự chăm sóc đặc biệt như vậy mà gà có thể miễn dịch với bệnh. Có nhiều bệnh nguy hiểm có thể "tấn công" loài gà này khiến gà nhanh chóng suy yếu, không cón khả năng chiến đấu hoặc có thể chết.

Một số căn bệnh nguy hiểm không chỉ làm gà suy yếu sức chiến đấu mà còn khiến gà chết nhanh chóng. Ảnh minh họa 

Những bệnh thường gặp trên gà chọi cũng là những bệnh thường xuất hiện ở gia cầm như bệnh dịch tả, bệnh viêm phế quản truyền nhiễm, bệnh tụ huyết trùng,...Nếu người nuôi gà có những kiến thức chữa trị những căn bệnh này có thể "cứu gà" hiệu quả.

Bệnh tụ huyết trùng

Đây được coi là căn bệnh nguy hiểm nhất đối với gà chọi vì có thể không thấy được các triệu chứng lâm sàng rõ ràng, thậm chí một số con gà đang khỏe mạnh bình thường tự nhiên chết. Tuy nhiên, ở thể bệnh nhẹ hơn, người nuôi có thể theo dõi, gà có thể mắc dấu hiệu sốt cao, ủ rũ, bỏ ăn, ỉa chảy, phân có mùi thối, tím tái ở mắt, mũi, miệng có dịch nhầy. Trong một vài trường hợp, gà có triệu chứng bị què, ngoẹo cổ,...

Đối với bệnh này, chúng thường diễn biến nhanh, tốt nhất là nên phòng bệnh trường hợp khi gà đã mắc bệnh cần điều trị bằng Tetracyclin hay Sulphaquinoxolone trộn vào thức ăn hoặc nước uống hay tiêm. Thông thường phải duy trì điều trị trong 1 tuần

Cách phòng bệnh tốt nhất là tiêm vacxin cho gà, tiêu chuẩn vệ sinh tốt và an toàn dịch bệnh là rất quan trọng trong việc giảm nguy cơ nổ ra dịch tụ huyết trùng gia cầm. Để thanh toán bệnh, phải để trống chuồng hoàn toàn, vệ sinh và tiêu độc triệt để, diệt chuột…

 

Nuôi gà Đông Tảo đón tết lưu ý phòng và trị bệnh để không 'mất trắng'(VietQ.vn) - Gà Đông Tảo đang rất được ưa chuộng trên thị trường. Tuy nhiên, việc nuôi giống gà này cũng gặp nhiều khó khăn vì dịch bệnh nguy hiểm.

Bệnh dịch tả

Bệnh này còn có tên gọi là  Bệnh Newcastle thường hay tấn công gia cầm, và thời gian ủ bệnh dài trong tự nhiên, khoảng gần 1 tuần. Bệnh lây lan qua đường hô hấp và tiêu hóa do tiếp xúc trực tiếp với gà bệnh, phân hay người, chuột, dụng cụ, xe cộ, gió thổi làm virus từ nơi này lây sang nơi khác và đặc biệt lây do chim trời.

Những biển hiện khi gà mắc bệnh như xù lông, bỏ ăn, gục đầu, lờ đờ, khó thở, ho, suy sụp, phân lỏng màu xanh có thể lẫn máu, mặt sưng, mào tím tái… Ở giai đoạn sau gà bệnh sẽ có biểu hiện liệt chân, cánh, cổ còng đầu ngoẹo, quay vòng tròn, nếu là gà đẻ mắc bệnh thì lượng trứng giảm, đẻ nhiều trứng non, màu trắng nhợt. Khi nhiễm bệnh tả, gà có thể bị chết sau 3 đến 4 ngày.

Với bệnh dịch tả hiện chưa có loại thuốc đặc trị vì vậy để không mắc bệnh thì các biện pháp phòng bệnh là rất cần thiết. Phòng bệnh bằng vệ sinh tiêu độc, ngăn chim trời, chuột có thể mang mầm bệnh tới. Vệ sinh chuồng trại định kỳ kết hợp sát trùng bằng 1 trong 2 chế phẩm Antivirus-FMB hoặc Pividine.

Bệnh viêm phế quản truyền nhiễm

Bệnh thường hay xảy ra nhiều ở gà con, lây qua đường hô hấp và tiêu hóa do tiếp xúc với gà bệnh, hít thở không khí nhiễm mầm bệnh thổi từ chuồng này sang chuồng khác hoặc do xe cộ, người, chó, chuột mang mầm bệnh từ nơi này sang nơi khác. 

Khi mắc bệnh gà thường có dấu hiệu khò khè, hắt hơi, kém ăn, lông cánh xơ xác. Thời gian ủ bệnh thường từ 18 đến 36 giờ. Với bệnh này, phòng bệnh cho gà chọi là điều quan trọng nhất, có thể sử dụng loại vắc xin Biral H120. Cần cách ly những con gà đã bị bệnh để tránh lây lan. Sử dụng 1 trong 2 loại chế phẩm Antivirus-FMB hoặc Pividine để vệ sinh và sát trùng dụng cụ chăn nuôi và khu vực chuồng trại. Bổ sung vào nước uống của gà Amilyte liều lượng1g/2 lít nước uống hoặc ADE Solution liều lượng 2g/1-2 lít nước để gà tăng sức đề kháng.

Minh Châu

 

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang