Cá chết hàng loạt với những bệnh thường gặp khi nuôi trong ao, hồ và cách điều trị

author 06:20 05/11/2017

(VietQ.vn) - Các bệnh thường gặp ở cá thường do ký sinh trùng gây ra, nếu không có những biện pháp xử lý kịp thời có thể dẫn đến hiện tượng cá chết hàng loạt.

Khi cá nuôi trong ao hồ bị nhiễm khuẩn, mắc bệnh dẫn đến suy giảm sức khỏe, lây lan và chết cá. Trong trường hợp lây lan dịch bệnh trên diện rộng có thể dẫn đến hiện tượng cá chết hàng loạt. Cá chỉ bị bệnh khi 3 yếu tố sau đồng thời xảy ra: Điều kiện môi trường xấu hay không có lợi. Sức khoẻ của cá không tốt, không có khả năng chống đỡ với các điều kiện khắc nghiệt của môi trường. Trong môi trường tồn tại đủ nhiều và đủ mạnh các tác nhân gây bệnh. Với xu hướng thâm canh hóa trong nghề nuôi thì bệnh cá xảy ra trong quá trình nuôi, nhất là các bệnh ký sinh trùng.

Khi cá có dấu hiệu nhiễm bệnh cần điều trị kịp thời tránh lây lan có thể dẫn đến việc cá chết hàng loạt. Ảnh minh họa 

Bệnh nấm thuỷ mi ( Bệnh trắng da)

Khi mới bị bệnh trên da cá, da ba ba... xuất hiện những vùng trắng, xám, ở đó có những sợi nấm nhỏ, mềm; sau vài ngày sợi nấm phát triển thành búi trắng như bông, có thể nhìn thấy được bằng mắt thường. Trứng cá bị bệnh có màu trắng đục, xung quanh có nhiều sợi nấm làm cho trứng bị ung.

Bệnh nấm thuỷ mi không chọn các ký chủ, tất cả các loài thuỷ sản đều có thể bị bệnh. Trong các ao nuôi mật độ dày, nước bẩn đều có thể xuất hiện bệnh nấm. Bệnh nấm phát triển mạnh nhất ở nhiệt độ nước từ 18 - 25 oC. Miền Bắc nước ta bệnh nấm phát triển mạnh vào mùa xuân, cuối thu và mùa đông...

Phòng và trị: Áp dụng phương pháp phòng chung. Có thể dùng muối ăn tắm cho động vật thuỷ sản ở nồng độ 2 - 3 % trong 15 - 30 phút. Ngoài ra dùng Chlorin hoà nước phun đều xuống ao với lượng 1ppm (1 gam/1m3 nước). Phun trong 2 ngày liên tục.

 Bệnh đốm đỏ

Cá trong ao nuôi hoặc lồng nuôi khi mắc bệnh đốm đỏ thường giảm ăn hoặc bỏ ăn, cá bơi lờ đờ trên tầng mặt, màu sắc da chuyển sang tối sẫm. Trên thân xuất hiện các chấm xuất huyết đỏ, vẩy rụng thành mảng. Khi bệnh nặng các gốc vây xuất huyết, các tia vây rách nát, cụt dần. Các điểm xuất huyết viêm, tấy, loét, trong có nhiều mủ, máu và xung quanh có nấm ký sinh. Mang cá tái nhợt hoặc xuất huyết, mắt lồi có xuất huyết. Bệnh kéo dài từ 1 đến 2 tuần, cá có thể chết. Khi giải phẫu: Toàn bộ cơ quan nội tạng đều có xuất huyết. Khi nhấc đầu cá lên có máu nhạt lờ lờ chảy ra từ hậu môn.

Tác nhân gây bệnh: Bệnh đốm đỏ do vi khuẩn hình que có tên khoa học là Aeromonass Hydrophylla hoặc Pseudomnas gây ra. Bệnh đốm đỏ thường gặp ở cá trắm cỏ nuôi lồng và nuôi ao (cá trắm thường mắc bệnh ở giai đoạn cá giống lớn trở lên cá giống nhỏ ít thấy bị mắc bệnh; ngoài ra cá trắm đen, cá trê, trôi ấn độ, cá mè cũng bị mắc bệnh này. Ở Miền Bắc Việt Nam cá thường bị mắc bệnh vào 2 mùa chính là mùa xuân (tháng 3 - 4 dương lịch) và mùa thu (tháng 8 - 9 dương lịch).

Khi cá bị mắc bệnh cần tách riêng những con bị bệnh ra ao riêng để điều trị tích cực; thay nước mới cho ao, bón vôi bột hoà nước, té đều khắp ao với liều lượng 2 kg/100m2/2 tuần để nâng độ pH trong môi trường nước (loại vi khuẩn này không thích ứng trong môi trường kiềm).

Kỹ thuật phòng bệnh cho cá nước ngọt nuôi tại ao hồ (VietQ.vn) - Nuôi cá nước ngọt nuôi trong ao, hồ thường gặp phải một số bệnh nếu không phát hiện và xử lý kịp thời sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế.

Bệnh trùng bánh xe

Khi cá mới mắc bệnh, trên thân có nhiều nhớt hơi trắng đục, da chuyển sang màu xám, cá ngứa ngáy, khó chịu, thường nổi từng đám trên tầng mặt, một số con tách khỏi đàn bơi lờ đờ quanh ao. Cá bị bệnh nặng bơi không định hướng, lật bụng, chìm xuống đáy ao và chết.

Bệnh trùng bánh xe do loại vi khuẩn có tên khoa học Trichodina, Trichodinella, Tripartiella gây ra. Trùng bánh xe phân bố rộng, gây bệnh chủ yếu ở giai đoạn cá hương cá giống (tỷ lệ cảm nhiễm bệnh cao từ 80 - 100%). Sau khi phát bệnh cá chết hàng loạt. Bệnh xuất hiện nhiều vào các mùa xuân, mùa hè, mùa thu; trong mùa đông bệnh ít phát triển.

Phòng và trị: Dùng phèn xanh (CuSO4), sử dụng theo 2 cách: Tắm cho cá ở nồng độ 2 - 5 ppm (2 - 5 gr thuốc/m3 nước) trong thời gian 5 - 15 phút. Hoà thuốc tan trong nước phun xuống ao với nồng độ 0,5 - 0,7 ppm. Kết quả trị bệnh theo phương pháp này đạt kết quả khá tốt.

Bệnh rận cá

Rận cá sống ký sinh trên da, thân, vây, xoang miệng và mang cá. Nó hút máu, tiết chất độc, làm cá bị tổn thương, sưng đỏ...tạo điều kiện cho các ký sinh trùng khác, vi khuẩn, nấm xâm nhập gây bệnh. Trùng thường đốt cá vào ban đêm làm cá ngứa ngáy, khó chịu, bơi nhảy lung tung.

Bệnh này là do loại trùng có tên khoa học là Argulus gây ra. Rận cá ký sinh trên nhiều loài cá nuôi, bệnh xuất hiện quanh năm, gây thiệt hại lớn cho cho nghề nuôi cá lồng bè.

Để trị bệnh cho cá, đối với cá giống dùng phương pháp tắm trong 1h bằng Oxytetracilline nồng độ 20 - 50 g/m3 n­ước hoặc Streptomycine nồng độ 20 - 50g/m3 n­ước.

Đối với cá thịt có thể trộn một trong những loại thuốc sau: RIFATO, NORLOX 40, AMCOCIP, DOFI, CFD... vào thức ăn để cho cá ăn liên tục từ 5-7 ngày theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Đồng thời sát khuẩn môi trường nước nuôi bằng FBK, hoặc Iodine.

Minh Châu

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang