Lý do Nga lo sợ vũ khí mạnh 'vô đối' của mình tham gia trực chiến

author 16:05 08/07/2018

(VietQ.vn) - Tàu Đô đốc Kasatonov là vũ khí vừa được Nga đưa vào trực chiến. Vũ khí này có khả năng đánh chặn mục tiêu cực kỳ chính xác.

Sự kiện: Vũ khí quân sự nổi tiếng thế giới

Giám đốc Công ty đóng tàu United Corporation Alexei Rakhmanov cho biết, tàu khu trục mang tên lửa thuộc lớp tàu hộ vệ Dự án 22350 Đô đốc Kasatonov sẽ sớm hoàn thành thử nghiệm hoạt động trên biển trong thời gian tới. Quá trình thử nghiệm hoạt động trên biển của tàu bắt đầu vào mùa Hè năm 2018.

Mặc dù thời điểm trang bị đã được ấn định nhưng theo thông tin tờ Gazeta.ru có được, tính đến thời điểm hiện tại, khả năng đánh chặn mục tiêu của hệ thống Redut-Poliment trên tàu vẫn đang khiến Nga phải đau đầu bởi trong những lần thử nghiệm, thất bại nhiều hơn thành công.

Mặc dù, khu trục hạm thuộc Dự án 22350 này được trang bị hệ thống phòng không tiên tiến nhất Redut - Poliment. Tuy nhiên, kế hoạch trang bị rất có thể bị chậm lại vì vi phạm tiêu chuẩn kỹ thuật. Tờ Gazeta.ru cho biết, nguyên do là vì tập đoàn Almaz-Antey không thể phát triển loại tên lửa này như những tiêu chuẩn kỹ thuật đã công bố.

Tàu Đô đốc Kasatonov. Ảnh: Đất Việt

Tàu Đô đốc Kasatonov. Ảnh: Đất Việt

Trong nhiều cuộc thử nghiệm, tên lửa của hệ thống này đã bị rơi ngay sau khi rời bệ phóng. Người đứng đầu bộ phận thử nghiệm vũ khí - Trung tướng Anatoly Gulyaev cho biết, Bộ Quốc phòng Nga có thể hủy bỏ hợp đồng với Almaz-Antey trong dự án hệ thống tên lửa phòng không Poliment-Redut.

Theo ông Gulyaev, các vấn đề phát sinh trong quá trình thử nghiệm tên lửa phòng không của tổ hợp này đã "ảnh hưởng trực tiếp đến thời hạn chuyển giao chiến hạm thuộc Đề án 22350".

Tàu Đô đốc Kasatonov đã sẵn sàng nhưng có thể nó sẽ chưa được bàn giao cho Bộ Quốc phòng Nga khi mà hệ thống tên lửa - radar Redut - Poliment chưa thử nghiệm thành công và chắc chắn Bộ trưởng Quốc phòng Nga không chấp nhận nổi một con tàu hộ tống không có tên lửa phòng không.

Theo kế hoạch ban đầu được các lãnh đạo cấp cao đã ấn định thời hạn chuyển giao cuối cùng là vào tháng 11/2017. Tuy nhiên, kế hoạch bàn giao đã bị lùi lại và chưa lấy gì làm đảm bảo rằng hệ thống Redut - Poliment có thể vận hành trơn tru sau 1 năm nữa.

Được biết, hồi năm ngoái, tập đoàn Almaz-Antey và nhà máy Fakel cũng đã phá vỡ hợp đồng quốc phòng cấp quốc gia, một nguồn tin cấp cao trong Ủy ban quốc phòng - công nghiệp Nga tiết lộ.

Nga có vũ khí mới sẽ điều tới Syria, Mỹ cũng 'toan tính' không kém(VietQ.vn) - Lựu pháo M777ER là vũ khí đang được Mỹ phát triển trong tình hình căng thẳng leo thang tại Syria. Đây có thể sẽ là một vũ khí có khả năng trở thành đối trọng của Mỹ với Nga tại Syria.

Về bản chất, tàu hộ vệ hạng nặng lớp "Đô đốc Gorshkov" chưa hẳn đã là tàu chiến mạnh nhất của hải quân Nga, nếu so với các tuần dương hạm hạt nhân lớp Kirov hay tuần dương hạm thông thường lớp Slava (trang bị tên lửa hành trình chống hạm tầm xa và tên lửa phòng không S-300F).

Tuy nhiên, các tuần dương hạm này đều được sản xuất dưới thời Liên Xô, có lượng giãn nước khổng lồ (gấp từ 3-7 lần tàu "Đô đốc Gorshkov") nên mang được nhiều trang bị-vũ khí hơn. Tuy nhiên, chúng kém xa chiến hạm do Nga đóng về độ tàng hình và tính hiện đại.

Hơn nữa, các vũ khí của tàu "Đô đốc Gorshkov", tuy số lượng ít hơn nhưng độ hiện đại, sức công phá và tính chính xác đều vượt trội các loại vũ khí đời cũ của Liên Xô, đặc biệt là việc chúng được tích hợp trên con tàu hộ vệ có lượng giãn nước chưa tới 5000 tấn.

Thực tế, chiến hạm thuộc Project 22350 lớp Đô đốc Gorshkov được xếp loại tàu hộ vệ hạng nặng, được phát triển trên nền tảng lớp Krivak. Lớp tàu này do Viện thiết kế SPKB phát triển, chiếc đầu tiên của lớp này là Đô đốc Gorshkov đã được bàn giao cho hải quân Nga thử nghiệm trang bị vũ khí.

Đô đốc Gorshkov có chiều dài tới 135m, rộng 16,4m, mớn nước 4,5m, lượng giãn nước 4550 tấn, được trang bị hệ thống động cơ đẩy tuabin khí có công suất 65.000 mã lực, cho tốc độ 29 hải lý/h. Nó có khả năng mang một trực thăng chống ngầm Kamov Ka-27 hoặc các biến thể của nó.

Các tàu lớp Đô đốc Gorshkov được lắp 2 hệ thống phóng đa năng 3S14U1, triển khai ở phần mũi tàu, có khả năng phóng 16 tên lửa Kalibr-NK hay Oniks (Onyx), có khả năng vừa chống hạm (tầm phóng 660km) và tấn công mặt đất (tầm phóng 2500km). Ngoài ra, các bệ phóng này cũng có thể phóng cả các tên lửa chống ngầm 91RTE2, có tầm phóng 50km.

Ngoài hệ thống tên lửa hành trình, tàu Đô đốc Gorshkov còn được trang bị một pháo hạm Armat A-192M 130mm, hệ thống ống phóng ngư lôi chống tàu ngầm Paket-NK, tổ hợp tên lửa phòng không hạm Redut-Poliment hoặc hệ thống tên lửa phòng không tầm xa S-400 Triumf hay S-350E Vityaz.

Tổ hợp tên lửa phòng không trên hạm Redut - Poliment được đặt trong các ống phóng thẳng đứng trang bị trên tàu khu trục, khinh hạm và tàu hộ tống thế hệ mới của Hải quân Nga- trong trường hợp này là Đô đốc Kasatonov.

Redut (còn có tên gọi Polyment-Redut) là hệ thống tên lửa phòng không đa năng với bệ phóng thẳng đứng Redut và radar Polyment. Hệ thống cho phép, tùy theo chủng loại tên lửa, bắn đồng thời đến 16 mục tiêu bay ở tầm 1-150 km và độ cao 5-30 km.

Trước đây, Hải quân Nga có kế hoạch đóng tới 20 tàu hộ vệ tên lửa lớp Đô đốc Gorshkov, tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện tại, do những khó khăn về kinh tế nên số lượng đã được quy hoạch giảm xuống còn 8 chiếc.

Tính đến thời điểm này mới có 2 chiếc là Đô đốc Gorshkov và Đô đốc Kasatonov được bàn giao cho hải quân Nga để lắp đặt thiết bị và vũ khí. Ngoài ra, còn 2 chiếc nữa đang được đóng.

Trước đây, hải quân Nga định giá của 1 chiến hạm lớp Đô đốc Gorshkov rơi vào khoảng 20 tỷ rúp. Với sự trồi sụt của đồng rup Nga, đơn giá của nó có thể lên xuống, tuy nhiên mức giá cao nhất vẫn chưa tới 400 triệu USD, một cái giá quá hời cho các hệ thống trang bị, vũ khí tiên tiến của nó.

An Dương (T/h)

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang