Khám phá vũ khí quyền lực nhất trên đại dương ở cả 2 cuộc đại chiến thế giới

author 11:00 14/03/2018

(VietQ.vn) - Tàu ngầm quân sự U-Boat được coi là một loại vũ khí của Đức có sức mạnh khủng khiếp nhất trong cả hai cuộc đại chiến thế giới.

Sự kiện: Khám phá đại dương

Tàu ngầm U-boat là tên được phiên âm tiếng Anh của tên tiếng Đức U-Boot, viết tắt của từ Unterseeboot. Các tàu ngầm U-boat có thể được sử dụng hiệu quả chống lại tàu chiến đối phương, nhưng trên thực tế, chúng được sử dụng hữu hiệu nhất trong chiến tranh kinh tế (săn bắt tàu hàng), phong tỏa bờ biển chống chuyên chở đường thủy.

Mục tiêu chính của các chiến dịch sử dụng tàu ngầm U-boat trong cả hai cuộc đại chiến là các chuyến tàu vận tải tiếp vận từ Anh Quốc và Hoa Kỳ tới các đảo thuộc quần đảo Anh. Các tàu ngầm của Đế quốc Áo trong Đệ nhất thế chiến cũng được gọi là U-boat.

Các nước Đồng minh phải chi số tiền tới 26,4 tỷ USD để chống lại mối đe dọa từ tàu ngầm U-boat. Trong khi đó, chiến dịch tàu ngầm của Đức chỉ tiêu tốn 2,86 tỷ USD. Xét ở gốc độ kinh tế, chiến dịch tàu ngầm là một thành công lớn của Đức đưa tàu ngầm U-boat trở thành một trong những vũ khí có ảnh hưởng nhất của chiến tranh.

 Tàu ngầm U-boat của Đức trở thành cơn ác mộng cho mọi đối thủ trong cả 2 cuộc đại chiến thế giới. Ảnh: Trí thức trẻ

 Tàu ngầm U-boat của Đức trở thành cơn ác mộng cho mọi đối thủ trong cả 2 cuộc đại chiến thế giới. Ảnh: Trí thức trẻ

Đặc biệt, trong hai cuộc đại chiến thế giới, với mục tiêu đánh chìm và tiêu diệt hoàn toàn các chuyến tàu vận tải tiếp tế của Anh và Mỹ đến các đảo thuộc quần đảo Anh, tàu ngầm U-Boat của Đức trở thành "cơn ác mộng" khủng khiếp của nhiều quốc gia mỗi khi họ di chuyển trên biển.

Thủ tướng Anh Winston Churchill (1874 – 1965) từng nói, điều duy nhất khiến ông kinh sợ trong hai cuộc đại chiến là hiểm họa mang tên tàu ngầm U-Boat.

Thực tế tàu ngầm này đã đánh chìm rất nhiều tàu chiến và thương thuyền của các nước đối phương ở khắp các đại dương trên thế giới.

Chỉ tính riêng Thế chiến I, Đức đã sở hữu 360 tàu ngầm U-Boat. Mặc dù bị đánh chìm 178 chiếc, nhưng những tổn thất mà quân Đức gây cho quân đối phương vô cùng khủng khiếp: 395 chiếc (trong đó có 3 thiết giáp hạm, 17 tàu sân bay, 32 tàu tuần dương, 122 khu trục hạm và hơn 30 tàu ngầm) bị đánh chìm hoàn toàn.

Chưa hết, "hạm đội" tàu ngầm U-Boat của Đức còn đánh chìm 5.000 tàu vận tải, chôn vùi 20 triệu tấn hàng tiếp tế của đối phương xuống đáy đại dương.

Thế chiến II bùng nổ, tàu ngầm U-Boat của Đức lại tiếp tục là nỗi đe dọa khủng khiếp của quân Đồng Minh, trở thành "cánh tay đắc lực" cho trùm phát xít Adolf Hitler.

Mọi lá chắn tên lửa dù vững chắc đến mấy cũng bị thủng trước vũ khí này của Nga(VietQ.vn) - Vũ khí lướt siêu vượt âm Avangard vừa được Nga tái khởi động. Vũ khí này được cho là đủ sức vượt qua mọi lá chắn tên lửa của đối phương.

Tính đến thời điểm cuộc đại chiến thứ hai kết thúc, Đức sở hữu lượng tàu ngầm khổng lồ: 1.162 chiếc U-Boat. 3.500 tàu của quân Đồng Minh (bao gồm tàu chiến, tàu vận tải) bị U-Boat đánh chìm, hơn 30.000 lính hải quân thiệt mạng.

Trên thực tế, tàu ngầm U-boat không được coi là một tàu ngầm thực thụ giống như các tàu ngày nay, nó là một tàu chiến có khả năng lặn xuống biển ở một độ sâu vừa phải. Động cơ diesel của tàu này cần không khí, do vậy khi lặn, tàu được vận hành bởi 100 tấn ắc quy chì và phải nổi lên sau vài tiếng khi không khí và pin đều cạn kiệt.

Do chạy bằng ắc quy, tàu U-boat rất chậm khi lặn dưới biển. Vận tốc của tàu khi lặn chỉ vào khoảng 8 hải lý/giờ, so với 17,2 hải lý/giờ khi nổi trên mặt nước. Tàu được vận hành bởi 44 người.

Tàu U-boat được trang bị một khẩu pháo 88 mm trên boong, cùng một pháo phòng không 20 mm. Tàu U-boat còn có thủy lôi để tấn công từ dưới lòng biển. Trong đó thủy lôi G7 của Đức, loại vũ khí tiêu chuẩn cho tất cả các tàu U-boat và các tàu sử dụng thủy lôi trong cuộc chiến. Tuy nhiên, nhiều loại thủy lôi vào thời kỳ đầu cuộc chiến thường phát nổ sớm hoặc hoàn toàn không nổ. 

Mặc dù thông số của tàu ngầm này không quá đáng gờm nhưng ở thời đó tàu ngầm này vẫn trở thành con quái vật đáng sợ nhất cho đối phương.

An Dương (T/h)

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang