Phát triển công nghiệp hỗ trợ sẽ thúc đẩy trình độ sản xuất vươn lên

author 09:06 21/09/2014

(VietQ.vn) - Phần lớn sản phẩm công nghiệp hỗ trợ (CNHT) đều có hàm lượng công nghệ khá, vì vậy, CNHT đòi hỏi phải có sự đầu tư chiều sâu về thiết bị, máy móc và công nghệ sản xuất.

Sự kiện: Chuyên đề: NÂNG CAO NĂNG SUẤT CHẤT LƯỢNG

Tỷ lệ chi phí về CNHT cao hơn rất nhiều so với chi phí lao động trong giá thành sản phẩm hoàn chỉnh, nên dù Việt Nam có ưu thế lao động dồi dào và rẻ thì CNHT không phát triển cũng làm cho môi trường đầu tư trở nên kém hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài FDI.

Ngày nay, khi các tập đoàn đa quốc gia lựa chọn địa điểm đầu tư, họ không chỉ xét đến lợi thế về nhân công mà còn tính đến các lợi thế so sánh khác về đầu tư sản xuất như linh kiện, phụ tùng, dịch vụ sản xuất, những yếu tố giúp họ cạnh tranh được về giá và chất lượng.

Theo đó, một nhà lắp ráp đa quốc gia có thể vẫn ở lại Việt Nam cho dù trong tương lai Việt Nam đang mất dần đi lợi thế về chi phí lao động ngày càng cao, miễn là lợi ích mà họ nhận được từ việc sử dụng các nguyên liệu đầu vào có giá cạnh tranh có thể bù đắp được chi phí lao động đang ngày càng tăng cao.

Công nghiệp hỗ trợ đòi hỏi tay nghề trình độ cao

Các chuyên gia khẳng định: CNHT thúc đẩychuyển giao và nâng cao trình độ công nghệ sản xuất.

Cụ thể, với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học-công nghệ, tốc độ thay đổi công  nghệ diễn rất nhanh, vòng  đời của sản phẩm công nghệ ngắn, phát triển công nghệ cao cả trong lĩnh vực linh kiện, thiết bị và hệ thống. Xu thế chung, các Tập đoàn Đa quốc gia giữa bản quyền, thiết kế và tạo ra sản phẩm mới, sản xuất các linh kiện chủ yếu với công nghệ cao đóng vai trò bí quyết công nghệ, có vai trò quyết định đối với 1 sản phẩm  và tổ chức điều hành sản xuất trực tiếp để thu lợi nhuận.  Do đó, những công nghệ còn lại và không có vai trò quyết định với một sản phẩm sẽ được giao cho các nhà sản xuất khác. Xu thế này tạo cơ hội cho các doanh nghiệp CNHT Việt nam để tiếp nhận công nghệ sản xuất, đổi mới trang thiết bị, máy móc và công nghệ, học hỏi kinh nghiệm quản lý
Hình thành cơ cấu kinh tế hợp lý, hiện đại: một cơ cấu kinh tế hợp lý là cơ cấu kinh tế trong đó tỷ trọng nông nghiệp giảm, tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ tăng lên. Đối với Việt Nam, để hình thành cơ cấu kinh tế mới hợp lý cần phải phát huy vai trò các doanh nghiệp vừa và nhỏ, trong đó công nghiệp hỗ trợ phát triển là nhân tố thúc đẩy các doanh nghiệp vừa và nhỏ nội địa phát triển.

Phát triển công nghiệp hỗ trợ tạo cơ hội cho DN nhỏ trong nước

Lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ phần lớn do các doanh nghiệp vừa và nhỏ thực hiện với qui mô sản xuất nhỏ, đây là khu vực tạo ra nhiều việc làm, chiếm tới hơn 97% số doanh nghiệp ở Việt Nam. CNHT là ngành bao trùm số lượng lớn các ngành công nghiệp khác nên ngành này đang thu hút một số lượng lớn lao động đáng kể, cung cấp các chi tiết, thiết bị, linh kiện để lắp ráp sản phẩm chính. Các công đoạn đó thường do doanh nghiệp vừa và nhỏ thực hiện, vì vậy, công nghiệp hỗ trợ phát triển sẽ kéo theo doanh nghiệp vừa và nhỏ phát triển. Phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ là biện pháp hữu hiệu nhât để đối phó với khủng hoảng kinh tế, là đối trọng để cân bằng với sự bị tác động nhanh và mạnh của các cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu đối với các Tập đoàn kinh tế khổng lồ. Việc thành lập và sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp này không đòi hỏi nguồn vốn lớn, cơ chế hoạt động linh hoạt...

Tuy  nhiên, cũng cần phải nhấn mạnh đặc điểm của các thị trường các nước đang phát triển là sự chênh lệch về khả năng công nghệ và quản lý giữa các doanh nghiệp hạ nguồn và các doanh nghiệp nhỏ, sự hạn chế về thông tin, pháp luật và các rào cản đến từ văn hóa và tập quán kinh doanh sẽ là những trở ngại cho việc thiết lập các quan hệ liên kết công nghiệp lâu dài. Nếu việc liên kết không được bảo đảm bền vững lâu dài giữa các doanh nghiệp lớn và doanh nghiệp nhỏ nhằm đảm bảo đầu ra cho các sản phẩm CNHT thì khả năng lôi kéo các doanh nghiệp nhỏ tham gia vào lĩnh vực CNHT sẽ rất khó khăn. Mặt khác, sự chênh lệch khá lớn cũng hạn chế việc lựa chọn đối tác, tìm nhà cung ứng của các doanh nghiệp lớn. Ở đây các cơ quan Chính phủ phải đóng vai trò cực kì quan trọng, là cầu nối giữa các doanh nghiệp CNHT và khách hàng.

Hạ Lan

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang