Tọa đàm 'Hướng đi nào cho doanh nghiệp nội', QueenieSkin được đánh giá cao về xu hướng phát triển

author 15:58 04/10/2018

(VietQ.vn) - Mới đây, Chất lượng Việt Nam Online (VietQ.vn) đã tổ chức buổi tọa đàm về “Nâng cao chất lượng mỹ phẩm: Hướng đi nào cho doanh nghiệp nội?”

Chương trình có sự tham gia của bà Đinh Thị Mỹ Loan - Chủ tịch Hiệp hội Các nhà bán lẻ Việt Nam và bà Nguyễn Tú Quyên – Tổng giám đốc Công ty TNHH Sản xuất thương mại dịch vụ Mỹ phẩm Queenie-Skin.

Khi thị trường mỹ phẩm Việt ngày càng trở nên sôi động, mỹ phẩm Việt không khó tránh khỏi sự cạnh tranh khốc liệt. Bên cạnh việc cạnh tranh với các sản phẩm mỹ phẩm nước ngoài, doanh nghiệp mỹ phẩm trong nước còn phải đối diện với nhiều thách thức trước tình trạng mỹ phẩm giả, nhái, kém chất lượng tràn lan. Trước tình trạng này, mới đây, Chất lượng Việt Nam (VietQ.vn) đã tổ chức buổi tọa đàm về “Nâng cao chất lượng mỹ phẩm: Hướng đi nào cho doanh nghiệp nội?” với sự tham gia của bà Đinh Thị Mỹ Loan - Chủ tịch Hiệp hội Các nhà bán lẻ Việt Nam và bà Nguyễn Tú Quyên – Tổng giám đốc Công ty TNHH Sản xuất thương mại dịch vụ Mỹ phẩm Queenie-Skin.

Đại diện mỹ phẩm Mỹ phẩm Queenie-Skin chụp hình cùng bà Đinh Thị Mỹ Loan - Chủ tịch hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam bên lề chương trình tọa đàm

Lấy chủ đề là “Nâng cao chất lượng mỹ phẩm: Hướng đi nào cho doanh nghiệp nội?”, buổi tọa đàm làm đã phản ánh thực trạng về chất lượng của các loại hoá mỹ phẩm trên thị trường, xu hướng kinh doanh mỹ phẩm qua kênh bán lẻ trực tuyến. Đồng thời giải đáp thắc mắc của cộng đồng doanh nghiệp về hướng đi mới trong thời đại công nghiệp 4.0.

Đánh giá về thị trường mỹ phẩm hiện nay, bà Đinh Thị Mỹ Loan cho biết: “Thị trường bán lẻ mỹ phẩm hiện nay phải nói hết sức sôi động. Điều này chứng tỏ nền kinh tế ổn định, phát triển cũng như mức thu nhập của người dân tăng lên. Người tiêu dùng Việt không chỉ lo lắng đủ ăn, đủ mặc mà chúng ta đã tiến lên mặc đẹp, ăn ngon, an toàn. Nói riêng về mỹ phẩm, nếu như trước đây mặt hàng này được coi là xa xỉ không phải ai cũng dùng đến thì nay mỹ phẩm trở được rất nhiều người dân ưa dùng. Thị trường mỹ phẩm sôi động do hiện nay Việt Nam đã mở cửa thị trường, hội nhập sâu rộng. Ngày càng nhiều các mặt hàng mỹ phẩm từ các nước có thể mạnh như Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Châu Âu, Mỹ,... Và nguồn mỹ phẩm mạnh mẽ không kém đó là nguồn mỹ phẩm trong nước được sản xuất từ nguồn cỏ cây, hoa lá thiên nhiên. Điều này làm cho thị trường thêm phong phú và mang lại tiện ích cho người dùng. Tôi nhận thấy thị trường còn rất nhiều tiềm năng để phát triển.”

Bà Nguyễn Tú Quyên - Tổng giám đốc Công ty TNHH Sản xuất thương mại dịch vụ Mỹ phẩm Queenie-Skin tại buổi tọa đàm

Cho tới khoảng chục năm trở lại đây, người ta dần phát hiện nhiều mặt trái của mỹ phẩm chứa hóa chất đến sức khỏe nói chung và làn da nói riêng khi sử dụng lâu dài. Những sản phẩm này có điểm chung là tác dụng nhìn thấy rất nhanh, nhưng sẽ để lại những tác hại lâu dài cho da như: bít lỗ chân lông, thâm, nám, nhờn, dị ứng, mẩn ngứa, da dễ bị lão hóa... Bởi vậy, thời gian gần đây, trên thị trường xuất hiện rất nhiều sản phẩm mỹ phẩm thiên nhiên. Sử dụng mỹ phẩm thiên nhiên cũng đang là một trong những xu hướng mới được rất nhiều người Việt ưa chuộng. Bắt kịp với xu hướng này, ngày càng có nhiều thương hiệu mỹ phẩm Việt đi theo hướng sản xuất các sản phẩm từ thiên nhiên, an toàn, lành tính cho người sử dụng. Theo chuyên gia, một thế mạnh của mỹ phẩm Việt khi tham gia thị trường hiện nay đó là nguồn nguyên liệu thiên nhiên vô cùng phong phú. Những loại cỏ cây, hoa lá, dược liệu quý của dân tộc cũng có thể trở thành nguồn nguyên liệu vô tận của mỹ phẩm. Bên cạnh đó, đội ngũ doanh nhân cũng rất biết cách nắm bắt tình hình, không chỉ đi theo con đường cũ mà còn cập nhật những tiến bộ khoa học mới nhất, công nghệ mới nhất để đưa vào kinh doanh mỹ phẩm.

Tuy nhiên, mỹ phẩm Việt cũng gặp khá nhiều khó khăn trên thị trường. Chia sẻ vấn đề này, bà Nguyễn Tú Quyên – Tổng giám đốc Công ty TNHH Sản xuất thương mại dịch vụ Mỹ phẩm Queenie-Skin, một trong những công ty có tên tuổi trên thị trường mỹ phẩm Việt hiện nay cho biết: “Trong quá trình kinh doanh, tôi nhận thấy doanh nghiệp Việt gặp khá nhiều khó khăn cũng như thách thức. Có một nghịch lý, có một bộ phận không ít người Việt chưa tin tưởng mỹ phẩm Việt Nam. Khoảng 5 năm trở lại đây, người Việt Nam sử dụng mỹ phẩm nhiều hơn hẳn, không chỉ phụ nữ mà cả nam giới đều dành một khoản chi tiêu nhất định cho những sản phẩm chăm sóc da, tóc và trang điểm. Cũng vì thế ngày càng nhiều hãng mỹ phẩm nước ngoài xuất hiện tại Việt Nam, gây ra sự cạnh tranh lớn với các thương hiệu mỹ phẩm Việt. Mặc dù doanh nghiệp Việt Nam chúng ta đủ khả năng làm ra sản phẩm chất lượng tương đương Thái Lan, Hàn Quốc nhưng lại yếu hơn về mặt tiếp thị sản phẩm. Các thương hiệu mỹ phẩm nước ngoài có tuổi đời lâu hơn chúng ta, họ cũng tập trung vào quảng cáo sản phẩm rầm rộ nên thường thu hút người tiêu dùng hơn.”

Tổng biên tập Chất lượng Việt Nam online tặng hoa cho bà Nguyễn Tú Quyên và bà Đinh Thị Mỹ Loan tham gia chương trình

Mặc dù có chất lượng ổn định, hoàn toàn có thể cạnh tranh với những thương hiệu mỹ phẩm nước ngoài, nhưng nhiều doanh nghiệp Việt còn chưa biết cách tăng giá trị cho các sản phẩm của mình. Trước tình trạng này, các khách mời cũng cho biết, doanh nghiệp Việt cần chủ động hơn, tập trung chú trọng hơn nữa về mẫu mã, bao bì sản phẩm cũng như khâu quảng bá, giới thiệu sản phẩm để có thể bắt kịp sự đổi mới mỗi ngày từ những thương hiệu mỹ phẩm nước ngoài.

Ngoài ra, trước vấn đề hàng giả, hàng nhái ngày càng phức tạp, các các doanh nghiệp Việt cần áp dụng nhiều biện pháp bảo vệ sản phẩm như đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ. Đồng thời kết hợp với các cơ quan chức năng cũng như các hiệp hội trong đó có Hiệp hội các Nhà bán lẻ Việt Nam để có hiệu quả tốt nhất. Đây được coi là một trong những vấn đề cần giải quyết ngay lập tức nhưng cũng cần hết sức kiên nhẫn và là cuộc chiến lâu dài để chống lại sự cạnh tranh không lành mạnh từ hàng giả, hàng nhái.

Nguyễn Tùng

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang