Bé sơ sinh tử vong vì bà ngoại cho ăn cháo chuối

author 22:53 21/03/2018

(VietQ.vn) - Thấy cháu gầy yếu, bà ngoại đút cháo chuối cho ăn, khiến bé sơ sinh chảy máu tươi ở trực tràng dẫn đến thiệt mạng.

Theo báo Vnexpress dẫn nguồn tin Asian Parent, sự việc được Lia Imelda Siregar, nhân viên khoa cấp cứu tại một cơ sở y tế của Indonesia, chia sẻ lên tài khoản Facebook cá nhân để nhắc nhở các bậc phụ huynh thận trọng đối với chế độ ăn của trẻ sơ sinh. 

Theo Lia, bà ngoại của em bé quyết định nấu cháo chuối để đút cho cháu ăn sau khi thấy bé giảm 0,5 kg trong 10 ngày sau sinh. Tuy nhiên, do hệ tiêu hóa vẫn quá non nớt nên sau khi được bà cho ăn, bé trai bị chảy máu tươi ở trực tràng. Tuy lập tức được đưa tới phòng cấp cứu nhưng các bác sĩ vẫn không thể cứu được bé, do lúc này máu đã phun ra từ mũi, miệng và hậu môn đứa trẻ. 

Bé sơ sinh tử vong vì bà ngoại cho ăn cháo chuối

Em bé bị chảy máu ở miệng và mũi sau khi bị bà cho ăn cháo chuối. Ảnh: The Asian Parent 

"Thằng bé cứ khóc suốt. Vì thế tôi nấu cháo chuối cho nó ăn. Tôi nghĩ sẽ chẳng vấn đề gì cả, vì tôi từng nấu thế cho các con ăn và chúng không sao. Tôi thực sự hối hận về những gì mình đã làm. Dù đã được bà đỡ cảnh báo trước, tôi vẫn bảo thủ không nghe lời. Thằng bé sinh ra chỉ có 1,8 kg, thế mà 10 ngày sau cân nặng chỉ còn 1,3 kg", bà ngoại hối hận kể lại, đồng thời cho hay đây là đứa cháu đầu tiên của mình.

Bài viết của Lia ngay lập tức được chia sẻ hơn 20.000 lần và nhận hơn 5.000 lượt bình luận. Phần lớn người dùng mạng bày tỏ sự xót thương, chia buồn trước cái chết của em bé. 

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo các bậc phụ huynh nên chờ cho đến khi con em họ được 6 tháng tuổi mới cho ăn dặm. Nguyên nhân là hệ tiêu hóa của trẻ trong thời gian này chưa hoàn thiện, vì thế, sẽ rất khó để nuốt và tiêu hóa các đồ ăn cứng.

Cách xử lý khi bị ngộ độc nấm nhanh nhất cứu cả mạng người(VietQ.vn) - Mùa xuân, thời tiết ấm, ẩm rất thuận lợi cho các loài nấm phát triển và đây cũng là thời điểm thường xảy ra các vụ ngộ độc nấm.

Việc cho trẻ ăn dặm, ăn thô sớm có thể gây ra các vấn đề về sức khỏe như dị ứng, chàm bội nhiễm, tiểu đường và bệnh không dung nạp gluten. Đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi, nguồn thức ăn tốt nhất là sữa mẹ. Nếu không có sữa mẹ, trẻ cần được cho uống sữa công thức. 

Trẻ sơ sinh cần được bú mẹ hoàn toàn, tối đa 6 tháng bởi sữa mẹ sẽ đáp ứng đủ dinh dưỡng cho bé trong khoảng thời gian này. Nếu mẹ không có sữa hoặc không thể cho con bú thì chỉ có một loại thức ăn khác phù hợp với trẻ sơ sinh là sữa công thức.

Ngoài ra, nếu trẻ dùng sữa mẹ thì tuyệt đối không cho uống thêm nước và dù bé bú sữa mẹ hay sữa công thức thì cũng không cần ăn dặm cho đến khi đủ 6 tháng tuổi.

Có những lý do quan trọng khiến mẹ phải đợi cho đến khi con được 6 tháng tuổi mới giới thiệu thức ăn đặc, đó là:

Thực phẩm rắn khó nuốt và tiêu hóa: Hệ thống tiêu hóa của bé chưa phát triển đầy đủ. Do đó, bé không thể tiêu hóa được các thực phẩm rắn một cách hiệu quả.

Thực phẩm rắn không bổ dưỡng như sữa mẹ: Thực phẩm rắn có ít chất dinh dưỡng mà trẻ sơ sinh cần để phát triển khỏe mạnh.

Cho bé ăn dặm quá sớm có thể dẫn tới một số vấn đề sức khỏe như chàm, dị ứng. Các nhà nghiên cứu cũng đã tìm ra mối liên hệ giữa ăn dặm sớm và các bệnh mãn tính như tiểu đường và bệnh celiac khi bé lớn lên.

Trên thực tế, theo một nghiên cứu đăng trên tạp chí Paediatrics vào năm 2013, nhiều bà mẹ cho con ăn dặm quá sớm mà không biết được những rủi ro tiềm tàng. Trong số 1300 bà mẹ đã tham gia nghiên cứu, 40% cho con ăn dặm khi con chưa đủ 6 tháng tuổi. Một nửa trong số đó được cho ăn dặm vào lúc 4 tháng tuổi. Thậm chí một nửa trong số đó còn được cho ăn thức ăn đặc khi bé mới được 1 tháng tuổi.

Minh Châu (T/h)

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang