Trung Quốc xây nhiều hải đăng tại Hoàng Sa: Bộ Ngoại giao nói gì?

author 16:22 07/08/2014

“Về việc Trung Quốc khảo sát, đo đạc ở quần đảo Hoàng Sa nhằm xây dựng các ngọn hải đăng, chúng tôi đang tích cực xác minh thông tin này.”.

Sự kiện: Tình hình Biển Đông

Ông Lê Hải Bình, người phát ngôn Bộ Ngoại giao cho biết tại cuộc họp báo thường kỳ chiều 7/8.

Cụ thể, mới đây Trung Quốc cho biết sẽ điều tàu khảo sát dầu khí nước nước sâu “Hải Dương Thạch Du 721” để khảo sát địa chất, tìm nguồn dầu khí ở Biển Đông, mặt khác nước này cũng đang tiến hành đo đạc thực địa tại 5 đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa nhằm phục vụ cho việc xây dựng các ngọn hải đăng. Theo ông Lê Hải Bình: Mọi hoạt động của các bên đều phải tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là công ước luật biển năm 1982, tôn trọng chủ quyền của các quốc gia ven biển.

“Về việc TQ khảo sát, đo đạc ở quần đảo Trường Sa nhằm xây dựng ngọn hải đăng, chúng tôi đang tích cực xác minh thông tin này. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn luôn khẳng định, Việt Nam có chủ quyền ở 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, vì vậy, mọi hoạt động của Trung Quốc ở 2 quần đảo này đều vô giá trị”, ông Bình nói.

Hoạt động khảo sát trái phép của Trung Quốc tại Hoàng Sa

Tuần qua, các phương tiện báo chí cũng thông tin đầu tháng 8, hơn 10.000 tàu cá Trung Quốc ra đánh bắt tại vùng biển thuộc chủ quyền VN. Về mặt ngoại giao, Trung Quốc vẫn trì hoãn hợp tác cùng ASEAN ký kết hiệp định Công ước Luật biển năm 1982 (COC). Câu hỏi đặt ra Việt Nam có phương pháp gì để thúc đẩy việc ký kết này trong cuộc họp Các Bộ trưởng ngoại giao (ARF) ngày 10/8?, ông có bình luận gì?

Ông Lê Hải Bình cho biết: Tại diễn đàn ARF lần này Việt Nam sẽ có những đóng góp thiết thực thúc đẩy vai trò của ASEAN vì hòa bình, ổn định khu vực, cũng nhằm đẩy mạnh các biện pháp ngoại giao phòng ngừa, đồng thời ứng phó với các biện pháp an ninh truyền thống và phi truyền thống.

Việt Nam chia sẻ quan điểm chung của ASEAN cần sớm có COC nhằm đảm bảo an ninh, an toàn hàng hải ở biển Đông. Các bên cần quyết tâm và nỗ lực hơn nữa trong việc thúc đẩy Công ước COC và tham vấn nhằm sớm đạt được bộ quy tắc ứng xử này.

“Quan điểm nhất quán của Việt Nam là mọi hoạt động của các bên ở Biển Đông phải tuân thủ luật pháp quốc tế, đặc biệt là, tôn trọng quyền chủ quyền, quyền tài phán của các quốc gia ven biển”,  người phát ngôn Bộ Ngoại giao một lần nữa nhấn mạnh.

 

Hạ Lan

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang