Vụ máy bay Malaysia mất tích trên biển: Hé lộ hành khách bí ẩn!

author 08:27 09/03/2014

Sau khi danh tính hành khách trên máy bay Malaysia bị mất tích trên Biển Đông vào ngày 8/3 được công bố, báo chí Ý đưa tin, một hành khách trên máy bay dùng hộ chiếu ăn cắp. Trong khi đó, Malaysia Airlines không loại trừ "khả năng khủng bố" đối với máy bay.

Sự kiện:

Luigi Maraldi, 37 tuổi, đã lên tiếng để chứng tỏ với giới chức Ý rằng trên thực tế anh không ở trên chiếc máy bay bị mất tích, chở theo 239 người, của hãng hàng không Malaysian Airlines vào ngày 8/3. Trong danh sách hành khách trên máy bay bị mất tích mà hãng hàng không Malaysian Airlines công bố có tên anh.

Được biết anh đã gọi điện từ Thái Lan về nhà để báo cho gia đình là anh vẫn còn sống.

Maraldi cũng cho biết hộ chiếu của anh đã bị đánh cắp nhiều tháng trước ở đất nước Đông Nam Á này.

Trong khi đó theo thông tin mới, có 5 em nhỏ (chứ không phải là 2 như thông tin trước đó) tuổi từ 2-4 ở trên chiếc máy bay, với 2 em là người Mỹ và 3 em người Trung Quốc. 2 thiếu niên người Pháp, một 14 tuổi và một 17 tuổi, cũng nằm trong số 239 người mất tích cùng chiếc máy bay. Hành khách lớn tuổi nhất là một người Trung Quốc, 79 tuổi.

“Không loại trừ khả năng khủng bố”

Khi công cuộc tìm kiếm trên không được tạm ngưng vào buổi tối, chuyên gia hàng không Chris Yates được tờ Daily Mail của Anh dẫn lời cho biết, do chiếc máy bay của Malaysia không mang đủ nhiện liệu để bay, thì đến thời điểm này “rõ ràng là đã bị rơi”.

“Nói thực là máy bay không mang đủ nhiên liệu để bay tiếp hơn một giờ sau khi dự kiến hạ cánh ở Bắc Kinh. Lúc này chúng ta không biết được điều gì khiến máy bay rơi”.

 

 

Nhưng theo chuyên gia “sẽ có hai lĩnh vực để điều tra: việc bảo dưỡng máy bay và cũng có thể là khả năng khủng bố”.

Trong khi đó Thủ tướng Malaysia Najib Razak cho hay hiện vẫn chưa tìm thấy chiếc máy bay mất tích. Cũng theo ông, hoạt động tìm kiếm hiện đang được tập trung ở khu vực nằm giữa Malaysia và bờ biển miền nam Việt Nam.

Trong khi đó phía Việt Nam cho biết đã phát hiện thấy 2 vệt dầu loang ở cực nam của Việt Nam và hai vệt cách nhau khoảng 10-15 km. Các vệt này cũng khá trùng khớp với các vệt dầu của một vụ tai nạn máy bay.

Người số 35 trong danh sách mà Malaysia Airlines công bố có tên Luigi Maraldi, quốc tịch Italy. Ảnh: CCTV

Chưa đầy một giờ sau khi cất cánh, máy bay mang số hiệu MH370 rời Kuala Lumpur tới Bắc Kinh đã biến mất khỏi màn hình radar. Giám đốc Malaysia Airlines Ahmad Jauhari Yahya cho biết không có dấu hiệu cho thấyphi công gửi tín hiệu cấp cứu, khiến nhiều người suy đoán, nếu có tình huống xấu nào xảy ra đối với máy bay, thì tình huống đó cũng diễn ra rất nhanh.

Tổng giám đốc Cơ quan hàng không dân sự Malaysia Azaruddin Abdul Rahman cho biết tại cuộc họp báo vào cuối ngày thứ bảy, tất cả mọi ghi chép đều được kiểm tra để phục vụ công tác điều tra.

 

 

Theo Giám đốc Malaysia Airlines Ahmad Jauhari Yahya, họ chưa loại trừ bất kỳ khả năng nào, trong đó có cả khả năng khủng bố, đối với máy bay. Song ông cũng cho biết vẫn còn quá sớm để đưa ra nhận định.

Trong khi đó, theo danh sách hành khách Trung Quốc có mặt trên chiếc máy bay bị mất tích được bởi cảnh sát Bắc Kinh công bố, giới phân tích cho rằng có ít nhất hai cái tên có thể là tên của người thuộc dân tộc Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương, nhóm người bị Trung Quốc cáo buộc đã thực hiện một loạt vụ tấn công khủng bố gần đây, trong đó có vụ tấn công trên Quảng trường Thiên An Môn, Bắc Kinh, làm 5 người thiệt mạng và hàng chục người bị thương.

Khó tìm hộp đen

Theo các chuyên gia, tìm máy bay mất tích trên biển vô cùng khó khăn. Các “hộp đen” máy bay, bộ ghi dữ liệu bay và âm thanh trong buồng lái, được trang bị bộ phận phát ra tín hiệu siêu âm, để có thể được phát hiện khi ở dưới nước.

Theo John Goglia, cựu thành viên Ủy ban an toàn giao thông quốc gia Mỹ, ở điều kiện tốt, tín hiệu có thể được phát hiện cách xa nhiều trăm km.

Nếu “hộp đen” vẫn nằm trong xác máy bay, tín hiệu có thể truyền đi kém xa hơn. Nếu “hộp đen” nằm dưới nước, thì khả năng truyền xa cũng bị hạn chế. Và theo thời gian tín hiệu có thể bị yếu đi.

Trong khi đó, có thông tin chưa được kiểm chứng cho biết máy bay bị mất tích từng va chạm với một máy bay khác vào 8/2012. Máy bay đã làm hư đuôi của một máy bay của hãng China Eastern Airlines tại sân bay Shanghai Pudong. Khi đó, đầu cánh của máy bay Malaysia bị vỡ.

Hàng loạt nghi vấn

Theo David Learmount, chuyên gia về an toàn hàng không, làm việc cho Flight Global, thì chiếc máy bay Boeing B777-200 của hãng hàng không Malaysia Airlines vẫn có thể bay ở độ cao 35.000 feet khi bị mất liên lạc trên Biển Đông, và phi công trên máy bay vẫn còn “rất nhiều thời gian” để thông báo về các sự cố kỹ thuật.

“Có điều gì đó đã xảy ra và phi công không thể nói với ai. Tại sao vậy? Đó là một câu hỏi đáng giá.”, ông Learmout cho hay trên tờ Mail Daily của Anh.

“Vô cùng bất thường khi phi công không gọi cấp cứu bởi họ có rất nhiều thời gian. Trừ khi là có bom trên máy bay. Tuy nhiên, không có bằng chứng về điều đó”, ông nói.

Greg Feith, cựu điều tra viên của Cơ quan an toàn giao thông quốc gia Mỹ, cho rằng phi công vẫn có thể gửi thông báo được trong trường hợp mất điện trên máy bay, do máy bay luôn có pin dự phòng để có thể “sử dụng cho một số thiết bị bay và hệ thống liên lạc để hoàn thành chuyến bay an toàn”.

Vì vậy, Greg Feith chỉ ra rằng, có thể có vấn đề về điều áp trên máy bay. “Nếu có vấn đề về điều áp trên cao, thì thời gian phi công xử lý tình huống thiếu oxy trên độ cao 9.000 đến 12.000m chỉ tính bằng giây.”

Còn ông Learmout, cũng là một phi công, đã có so sánh vụ máy bay mất tích của Malysia với vụ rơi máy bay 447 của hãng Air France, Pháp, trên Đại Tây Dương vào năm 2009, khiến 228 người thiệt mạng.

Ông cho biết, máy bay Pháp rơi khi phi công mất kiểm soát với máy bay, sau khi tinh thể băng ảnh hưởng tới các máy cảm ứng đo vận tốc máy bay.

Vì vậy theo ông “đây là so sánh dựa trên điều đã xảy ra và có thể có sự trùng hợp”.“Sự việc xảy ra vào những giờ đầu tiên của buổi sáng, sau giữa đêm “chết chóc” và bị mất tích mà không có một lời kêu cứu từ các phi công”.

“Máy bay hiện đại được xây dựng chắc chắn và vô cùng an toàn. Nếu động cơ bị phỏng do dòng chảy nhiên liệu bị ngắt, các phi công có thể để máy bay trôi bình an trong khoảng 40 phút ở độ cao đó”, ông nói.

Theo Learmount, thời điểm máy bay Malaysia mất tích có thể là một yếu tố vô cùng quan trọng. “Từ giữa đêm đến 2h sáng, con người không tỉnh táo về thể chất cũng như tinh thần, mà thực tế là ở thời điểm kém nhất trong vòng sinh học 24 giờ”.

Ông cũng cho rằng việc không xác định được vị trí máy bay không hề bất thường, bởi các nhà điều tra Pháp cũng đã phải mất 2 năm mới tìm thấy chiếc máy bay mất tích 447 của Air France.

Shukor Yusof, nhà phân tích về hàng không tại S&P Capital IQ, nhận định, máy bay Malaysia không thể còn trên không vì vào thời điểm này đã hết nhiên liệu. “Hoặc là máy bay đã hạ cánh trên mặt đất, bình an vô sự, hoặc là đã rơi xuống biển”.

Các chuyên gia hàng không cũng cho rằng, giả xử máy bay đột ngột rơi, thì cũng xuất phát từ nhiều nhân tố. Có thể là hỏng động cơ nghiêm trọng, phi công có hành động nhằm tránh máy bay khác, hoặc là có một vụ nổ.

Chuyên gia về hàng không Richard Quest của Mỹ cũng cho biết, máy bay Malaysia mất tích vào thời điểm được xem là an toàn nhất trong hành trình bay. “Chuyến bay đã bay được 2 giờ. Đây là thời điểm được gọi là “bay bằng”. Một chuyến bay được chia ra làm các giai đoạn chạy trên đường băng, cất cánh, bay lên cao và rồi bay bằng”. Thời điểm này máy bay bay tự động và phi công sẽ chỉ sửa chữa lỗi nhỏ hoặc thay đổi nhỏ về độ cao khi máy bay hết nhiên liệu. Ngoài ra, máy bay không phải là quá cũ và Malaysia có nhiều năm kinh nghiệm với loại máy bay này.

Vì vậy ông dự đoán có điều gì đó “vô cùng nghiêm trọng” đã xảy ra với máy bay. Xuất phát từ xác nhận của hãng hàng không, máy bay không phát tín hiệu cấp cứu, nhiều chuyên gia dự đoán có khả năng đã có một thảm họa bất ngờ xảy ra.


 

 

 

 

 

 

 

Theo dantri

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang